Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

TIM HIEU NHA TU HOA LO CUA DANG CONG SAN VIET NAM

Vào... Hỏa Lò Với... Nguyễn Chí Thiện

Ðiều sẽ làm cho độc giả ngạc nhiên không phải vì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện kể "truyện" bằng văn xuôi lần đầu tiên về cuộc đời tù đày của ông dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Ông không kể "truyện", mặc dù bảy "chuyện" ngắn trong tập Hỏa Lò, do Tổ hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ xuất bản mới đây, sẽ làm người đọc kinh ngạc - dẫu địa ngục tù đày trên cả nước thì nơi nào cũng thế, cũng đã được nhiều tác giả viết lên trong suốt hai thập niên qua ở hải ngoại.

Nguyễn Chí Thiện chỉ dùng bảy tựa đề "Ðàn bò sữa", "Một lựa chọn", "Tạc tượng", "Những bài ca cách mạng", "Phùng Cung", "Sương buồn ôm kín non sông" và "Trăng nước sông Hồng" như những con đường khổ hạnh của dân tộc, đưa chúng ta - cùng với ông - vào... Hỏa Lò; một nhà tù nổi tiếng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Từ "Ðàn bò sữa"....

Nơi đầu tiên mà Nguyễn Chí Thiện đưa ta vào Hỏa Lò là một phòng giam nữ tù. Có lẽ tác giả muốn giới thiệu một nơi tạm gọi là "đỡ" kinh hoàng nhất chăng? Hiển nhiên là không. Vì đó là nơi "mùi cầu tiêu, mù mồ hôi, mùi máu mủ ghẻ lở, lậu, giang mai, kinh nguyệt, quện vào nhau, lan tỏa". Bạn cũng sẽ thấy những tù nhân bị giết lần mòn, không còn là phụ nữ, với "các ả đói meo, gầy teo, da dẻ nhăn nheo, ghét bẩn, đầu tóc bù xù. Những đường con tuyệt mỹ trở thành những đường thẳng khẳng khiu".

Tác giả dẫn ta vào một phòng giam tập thể, nhân vật chính là một đứa bé mới 10 tháng tuổi đã phải vào tù với mẹ. Bố nó làm bộ đội đi Căm-pu-chia, bị mìn chết. Mẹ nó là giáo viên "dám đem cả 'nghĩa vụ quốc tế' của Ðảng ra chửi" nên cũng bị bắt. Ðứa bé tù ghẻ lở, không có đủ sữa uống và chết trong tù trong cơn điên phẫn hận của người mẹ. Người mẹ sau đó bị chôn vùi cuộc đời ở trại giam người điên ở Châu Quý, Gia Lâm

Trong căn phòng giam đó, bạn sẽ gặp những "phò" - phụ nữ hành nghề mãi dâm, người thì ban ngày làm công, tối "làm thêm" thì bị bắt. Người thì "phò Tây" lén vào các sứ quán Tây phương hành nghề nuôi thân cũng bị bắt. Chỉ có những đoàn viên thanh niên CSVN bị ban bí thư thành uỷ Hà Nội khuyến dụ làm mãi dâm quốc doanh là không hề bị bắt, vì phải "thỏa mãn mọi yêu cầu của các bạn Tiệp.... Ðây là công tác cách mạng. Ðòi hỏi phải hy sinh.... Nhiệm vụ của cháu rất vẻ vang"!

Ở đó, bạn cũng sẽ gặp tình người được sử dụng ngay trên thân xác của những nữ tù. Một cô gái mãi dâm dùng thân xác mình để tên quản giáo mua vui chốc lát qua khung cửa tù để tìm sữa cho đứa bé tù 10 tháng tuổi uống.

Ðến "Một lựa chọn"....

Bạn sẽ khó bình tâm lại khi người tù Nguyễn Chí Thiện đưa chúng ta đến Bệnh xá Hỏa Lò. Gọi là bệnh xá chứ thật ra "Nấm mồ tạm thời" này chỉ dài 5 thước, rộng 3 thước. Không cửa sổ. Kín mít. Lúc nào cũng toát ra một mùi tanh muốn oẹ. Y sĩ và y tá "chẳng bao giờ bước vào" thì bệnh nhân làm sao sống sót cho nổi? Bệnh xá chỉ có 6 giường. Hai người 1 giường. Ở đó có ba người lo lao, một đau tim, còn lại là bệnh nhân "tháo tỏng" - kiết lỵ trầm trọng. 12 bệnh nhân đang chờ chết, chống đỡ lẫn nhau, trong tiếng cười cợt của nữ cán bộ y tá nói với cán bộ y sĩ: "Anh nhìn bọn chúng kìa. Thằng sắp chết đỡ thằng hết hơi!".

Ở đó, không có thuốc, người tù "tháo tỏng" chết lúc nào không hay. Ở đó, đói kinh hoàng vào mùa Ðông. "Không thằng nào dám khai cháo. Ăn cháo, đái mấy bãi là hết".

Bạn sẽ nhìn thấy rõ. Một tên tù kiết lỵ chết, năm tên bệnh tương tự sợ quá nằm thẳng cẳng. Họ đợi cái chết đến dần dần. Và sau đó hai tên chết theo. Một tháng thôi mà "kẻ chết, người vào liên tục". Có người tù bị giang mai. Anh ta ở quê ra tỉnh kiếm sống bằng trộm cắp. Lê la "vét đĩa" tìm ăn ở mậu dịch, nhưng cũng chẳng có gì để vét. Chỉ vì một gái giang hồ ở Bách Thảo... thương hại và anh ta dính giang mai, rồi bị bắt qua một vụ càn quét những người lang thang, không giấy tờ. Nhưng anh ta chết ở bệnh xá vì kiết lỵ.

Ðời tù, đời thường, mỗi người tan nát khác nhau. Một tù bị đau tim là giáo viên dạy môn lịch sử. Bà cán bộ hiệu trưởng, bí thư chi bộ trường, ngoài 50 tuổi, có chồng là đại tá đi Cam Bốt, đã động lòng để ý đến anh nhà giáo nghèo. Một hôm, mụ gài cửa phòng tấn công tình dục gã. Gã bảo rằng sợ thì mụ cười "Gương mẫu cái con tiều! Ðến Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Ðịnh cũng lang chạ bậy bạ cả". Một lần sau học sinh bắt quả tang. Mụ năn nỉ hắn đã khai đã "hiếp" mụ. Nghĩ đến lòng tốt của mụ trước đây gã ấp úng nhận tội. Vào một sáng, anh giáo viên tù đau tim chết không ai hay.

Bạn sẽ hiểu tại sao là "Một lựa chọn" khi một người tù ho lao khuyên không nên báo sớm để lấy suất cơm của người chết. Ba người ho lao sẽ có 4 suất cơm. Phải giả vờ người chết vẫn nằm vì bệnh. "Suất cơm gian lận được chia đều". Dù biết là nhẫn tâm, nhưng tên tù ho lao định đến tối mới báo để có thêm 1 suất cơm chiều nữa.

Họ đã phải kéo dài kiếp sống như chết. Như một người tù trẻ còn sống sót tỏ bày: "Xét cho cùng, sống vẫn hơn chết. Nhưng phải thành thực nói với chú. Nếu bây giờ bảo cháu phải chịu mười năm tù ngục đằng đẵng, khổ nhục hơn con bò, con lợn, cháu cương quyết chọn cái chết".

Rồi "Tạc tượng"...

Tù nhân Nguyễn Chí Thiện sẽ giới thiệu với chúng ta về "Lão già", nhân vật chính trong chương "Tạc tượng" với phong cách một kẻ sĩ.

Ở Hỏa Lò, chính vì các phòng giam quá đông người nên tù nhân vẫn muốn ở xà lim cá nhân. Nhưng chả đùa đâu, "tất cả ai muốn được ưu tiên nằm xà lim đều phải quen biết với người của Bộ, của Sở". Còn một điều không thể thiếu: "phải có tiền! - Muốn ở lại Hỏa Lò không bị đưa đi tập trung nơi khác phải "đút lót 8 cây vàng" và mất thêm 3 cây nữa mới được cho làm tù "tự giác", được ra ngoài phục dịch. Còn muốn được làm ăng-ten (nghề bẩm báo) cho "Ban Chấp Pháp thì bắt buộc phải là phạm nhân Ðảng viên". Cái kiểu cộng sản như vậy!

Một kiểu khác là "tắc" (đồ thăm nuôi) không được mang vào phòng. Tù nhân phải ăn bên ngoài cho đã cơn thèm và số đồ ăn còn lại phải gửi. Bị "hư hao" thì ráng chịu thôi. Lại một kiểu khác, vốn là mẫu số chung với đám quản giáo coi tù ở Việt Nam là: dù trẻ già, hình dáng ra sao thì đều có 1 điểm chung, chúng luôn "nhìn bọn tù lừ đừ, khinh miệt, thù hận, mê muội...". Sự thù hận ta sẽ thấy ngay khi một ông nhà báo tù nhân dấu thuốc lào vào hậu môn bị bắt phải... nuốt chỗ thuốc lào ấy! Bạn sẽ hiểu hút thuốc lào bị cấm nhưng tù nhân vẫn lén dấu và hút trong phòng. Ðây là lạc thú và cũng là "ân sủng", phải dùng đồ vật, đồ ăn của mình trao đổi thuốc lào. Muốn vậy, bạn phải có "quả tắc dầm" (tiếp tế to). Còn một kiểu nữa là phòng tù nào cũng có "ngân hàng". Muốn có giấy báo... chùi đít phải đổi với đồ dùng, đồ ăn của mình. Chưa hết kiểu đâu, nếu bạn muốn vào "nhà mét" ban đêm thì "phải có võ mới đi ban vào nhà xí mà không dẫm tù nằm la liệt dưới đất".

Và bạn cũng sẽ biết đám tù có "quan chức" phải canh cho nhau ngủ, "sợ bị tù đảo chánh, dùng hung khí đâm tai, mắt" là hết đời.

Nhưng không phải ai cũng khiếp nhược bạo lực. "Lão già" tù chính trị thẳng thắn nhìn tên chánh giám thị: "Tôi chống đối là chống đối Chủ nghĩa Mác Lê, chống cái chế độ xây dựng trên chủ nghĩa ấy. Ðó chỉ là một sự bất đồng về quan điểm chính trị... Tôi không xưng "cháu" với các ông...". "Lão già" từ ở trại Phố Lu, Lào Cai, bị "khóa cánh tiên nhiều lần, cho tới ngất xỉu, mà không bao giờ nói một câu, kêu một tiếng". Mùa đông, lão bị khóa như vậy giữa sân trại. Hai ngón tay còn bị buộc vào dâu đồng, treo ngược lên hàng rào thép gai... Chính đám "đầu gấu" trong phòng vô tình ở chung đã kể lại với sự kính trọng . "Lão già", một người "lúc nào cũng nghĩ đến người khác, một người tốt như vậy mà suốt đời đi tù, chứng tỏ cái xã hội này nó xấu xa tới đâu". "Lão già" bị chuyển về Hỏa Lò sống với hình sự là có dụng ý của Bộ Công An muốn cho đám lưu manh hành hạ. "Nhưng còn sống ngày nào, là phải chiến đấu một cách khôn ngoan, tỉnh táo".

Vào phòng giam tập thể số 14 với "Lão già", ta sẽ gặp những tù trưởng, tù tự giác, "ở ngoài đều là cán bộ cả. Can tội tham ô, hối lộ, ăn cắp của công, thông dâm, hủ hóa, bị chộp vào đây".

Ðó là chưa kể Phạm Hùng, khi còn coi Bộ Công An, ra lệnh càn quét dữ dội, gom những người lang thang ngoài xã hội cho đi "tập bọp" (tập trung) hết. "Nó nói nó bắt không tính số lượng". Nhiều người bị bắt không bị phạm pháp, "muốn sống lương thiện cũng không nổi". Tù nhân cho biết thêm là các đợt tù từ các nhà giam ở các quận Hai Bà, Ðống Ða, Hoàn Kiếm, Ba Ðình, chuyển tới, "đều bị sưng vù mặt mũi, chúng đã được ăn đòn nhừ tử ở các quận".

Ngược lại, bạn sẽ ngẩn ngơ khi gặp ông Việt kiều ở Pháp về nước năm 1979 với vợ vì "muốn tái thiết đất nước". Chồng đột nhiên bị bắt sau khi làm đơn xin về lại Pháp vì thấy rõ phần nào mặt trái của xã hội chủ nghĩa. Ông bị vu là "gián điệp cho nước ngoài". Ông khai là muốn về "vì lòng yêu nước", liền bị đám cán bộ chấp pháp chửi là "nói chó cũng không nghe được" vì chẳng ai ngu dại từ chỗ sống sung sướng mà trở về địa ngục. Vào tù rồi ông vẫn ngây dại "Nếu Hồ chủ tịch còn sống, nhất định không có những chuyện như thế này", đã làm cho đám tù nhân khốn khổ được những trận cười vì thương hại.

Bạn sẽ thật sự cảm thương khi gặp người tù ngã quỵ trong phòng vì quá đói khát. Ông làm nghề sửa đồng hồ. Thường lái xe đạp rao các ngõ rao lớn: "Ðồng hồ nhanh, chậm, hỏng, vỡ. Ai cần sửa chữa", nhưng trời xui đất khiến thế nào, một hôm ông ta lại rao ngắn gọn "Hồ hỏng, Hồ vỡ, sửa chữa", liền bị công an bắt nhốt vì xúc phạm "Hồ chủ tịch". [color="blue"]Mọi điều bi thảm đầy kinh ngạc đều có thể xảy ra ở một đất nước có đám lãnh đạo điên bệnh dựng lăng kẻ đại ác gian giữa lòng thành phố Hà Nội.xin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màu

Phòng 14 này, bạn sẽ gặp hai thanh niên đi bộ đội bị bắt vì lẻn vào sứ quán Pháp "đánh quả" (ăm trộm); và cảm thương cho một tù nhân quê ở Bất Bạt, Sơn Tây, chỉ vì chửi tay cán bộ chủ nhiệm hợp tác tham ô nên bị bắt. Anh ốm khai thuốc bị y tá tát và bảo là "ốm vờ". Anh chết trong phòng được những bạn tù dù chỉ còn 1 quần 1 áo cũng hy sinh để cho người chết không lõa lồ. Quần đùi duy nhất của người chết đã bị xé gần hết cho phần đại tiện. Trong khi đó, hiền lành như lão già xích lô 60 tuổi vẫn bị bắt "chỉ vì đạp xe trái luật" bị công an phạt 20 đồng. Không đủ tiền nộp bị giữ xe. Uất quá kêu Lê Duẩn, Trường Chinh ra than vãn, nhưng lại bị bắt phải ký biên bản là "lăng mạ lãnh tụ". Thế là tù thôi!

Bạn sẽ hiểu "Tạc tượng" là cách giải quyết cho tù ngủ đứng dựa lưng vào tường, vì không còn cách nào xếp cho tù ngủ cho vừa một kích thước nhỏ hẹp với 250 người. Ðất nước Việt Nam hiện nay có nhiều tù nhân, nhà tù hơn là giáo viên, trường học. "Lớp trẻ lớn lên dưới chế độ phần đông tăm tối, hư hỏng" là như thế.

Vào phòng giam "Tạc tượng", đó là "một nấm mồ tập thể lộ thiên chưa lấp đất". "Mấy trăm bộ xương da khẳng khiu, lở loét ngập tràn, nằm ôm cứng lấy nhau, la liệt phủ kín sàn nhà. Mùi tanh tưởi nôn mửa của máu mủ, của mồ hôi, quện với mùi nhà mét bốc lên lan tỏa. Người tù nằm ngổn ngang vật vờ trong cầu tiêu rộng ba thước vuông, ngập ngụa phân, nước tiểu, khai thối tới ngạt thở". Bạn sẽ thấy người tù nào cũng nhìn ra "Cộng sản xây dựng một hệ thống trại tù kinh hồn, táng đởm, tiêu diệt mọi sinh lực, tiêu diệt mọi ý chí. Thực chất là những trường bắn im lìm, không tiếng súng". Nhưng, người chết ở trong tù luôn được chia ra chở đến các bệnh viện, vì tên chánh giám thị nói rằng "con số tử vong phải mật"!

Ôi, "Những bài ca cách mạng"....
Bạn sẽ vào xà lim Hỏa Lò đêm 29 Tết với "Gã", một nhân vật mà Nguyễn Chí Thiện muốn giới thiệu.

Gã chỉ là một giáo viên bình dị, vợ làm nghề đan len vất vả.

Rồi gã bỗng nhiên bị bắt ngày 19/5/1981, được xem là ngày sinh của Hồ Chí Minh, vì bị vu cáo đã dùng than đen gạch đi chữ "Ta" cuối cùng trên hàng chữ "Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Ðại Sống Mãi Trong Sự Nghiệp Của Chúng Ta" được vẽ trên cổng trường. Gã bị bắt vì là người đến trường... sớm nhất!

Nhưng đừng tưởng đảng ta thiếu chứng cớ! Gã cũng từng được ghi sổ đen : Ngày 25/7/1979, đã giảng cho học sinh nghe luật bảo tồn năng lượng là do Lavoisier tìm ra trước, chứ không phải là nhà khoa học Nga Lomonosov như sách của Bộ giáo dục cộng sản đã in; còn gọi Lomonosov bằng "ông ta, một cách xách mé". Chưa hết, đảng bảo ngày 17/6/1980, gã đã nói với học sinh rằng người Trung Quốc đã tìm ra nguyên tắc về hỏa tiễn từ mấy ngàn năm trước, "dụng ý đề cao Trung Quốc" (thời Cộng sản Hà Nội quỳ gối trước Liên Xô và xem Trung Cộng là kẻ thù). Chính vì quan niệm lịch sử phải được thay đổi theo quan điểm chính trị từng thời điểm một cách ngu xuẩn và phản khoa học của lãnh đạo đảng CSVN mà bao nhiêu thảm họa cho dân tộc đã xảy ra.

Anh tù giáo viên bị cắt tiếp tế của gia đình từ đó. Nguyễn Chí Thiện sẽ chỉ cho chúng ta thấy hàng đoàn người thân nhân của tù ngồi ủ rũ, quần áo nghèo nàn lem luốc, mang theo những túi quà do mồ hôi nước mắt cực khổ kiếm được để thăm nuôi chồng con, em, cháu đang tù đày.

Tết ở Hỏa Lò lạnh căm căm. Tù càng lạnh vì gầy yếu. Cảnh thăm nuôi càng làm cho những người dù có "tắc" hay không đói muốn điên cuồng. Ta sẽ nghe những tiếng đe dọa, phẫn nộ, điên cuồng của đám tù đầu gấu nói với những tù có "tắc":

- Ném bánh chưng, ném kẹo lạc vào đây!

- Ð... mẹ mày, không quẳng gói giò mỡ vào, ông đánh gẫy xương sườn!

- Biết điều thì để túi thịt lại. Không, bố sẽ nện không còn cái răng mà nhai!

- Ném vào! Không, ông sẽ dần cho mày ựa mì tôm ra!....

Chúng ta cũng sẽ chứng kiến sự "chiếu cố" bệnh tật của đám y sĩ, y tá nhà nước với tù chuẩn bị đón năm mới: Ai ghẻ mủ đầy người thì: "Thuốc bôi ghẻ ngoài tết mới có. Những thằng ghẻ lở vào phòng". Ai sốt cả đêm thì y sĩ đo nhiệt kế rồi phán: "37 độ 2, sốt gì. Vào!". Còn đám tù đi "lỏng" thì y sĩ đưa mỗi người 1 tờ giấy bằng bàn tay ra ngay sân để... thử phân, đi xong, "không chùi, không rửa, chúng kéo quần lên". Tên y sĩ chỉ cho người kiết lỵ nặng "2 viên ga-ni-đăng, còn bệnh nhẹ hơn thì bị mắng và dọa cho nằm bệnh xá, là nơi được tù gọi là "Phòng chờ chết".

Chúng ta cũng sẽ thấy cảnh tù nhân ghẻ lở đầy mình được tắm đón... Xuân ! Và sẽ chỉ ghẻ lở thêm vì tiêu chuẩn tắm là 3 đợt xối nước, mỗi đợt là 10 bát nước múc từ bể dơ bẩn theo tiếng đếm từ 1 đếm 10 của tên trực tù.

Chúng ta sẽ được nghe kể về cát-sô Hỏa Lò tồi tệ hơn thời tác giả Biệt kích Ðặng Chí Bình kể trong hồi ký Thép Ðen khi ông vượt tuyến công tác ngoài Bắc vào thập niên 60. Vào cát-sô không được mặc quần đùi. Không mang gì kể cả khăn mặt. Nằm trên xi măng mà "thực tế là trên bể chứa phân". Phía dưới chân là rãnh nước. Ngày đêm mùi hôi thối bao trùm. Mỗi ngày chỉ ăn một bữa gọi là ăn "dồn toa". Ăn bốc, không thìa, không bát. Cơm đựng trong tú ni-lông. Không có bô. "Ði ngoài ngay lên chỗ mình nằm. Rồi lấy tay bốc phân, ném xuống rãnh". Lỗ cùm thường nhỏ với chân, nếu tên quản giáo ác độc sẽ đè mạnh khóa cùm. Cổ chân sẽ bị ghiền nát. Nhiều người chỉ qua đến ngày thứ ba là chết.

Chúng ta sẽ chia sẻ sự hạnh ngộ đau đớn giữa người tù giáo viên và đứa học trò cũ nay là tên quản giáo "ngạo mạn, rông rỡ, đôi khi còn độc ác". Chữ "lễ" không còn nữa, mà chỉ còn xưng hô "Thưa cán bộ - báo cáo cán bộ...", và học trò gọi thầy cũ bằng... "anh". Và trong một buổi hút thuốc lào lậu trong phòng, tên học trò quản giáo đã rình bắt quả tang và dùng dùi cui đánh túi bụi vào tù và ném dùi cui vào người thầy cũ, với ba chữ "Ð... mẹ anh". Nhưng người giáo viên "sẽ không quỳ. Dù có bị đánh chết... Không có sức mạnh nào bắt được tôi qùy.... Tôi chỉ quỳ trước bàn thờ tổ tiên tôi thôi".

Bạn cũng sẽ gặp tù nhân là đại úy bộ đội buôn thuốc phiện lậu, nhưng cũng chỉ là tép riêu trong đường dây ma túy mà y lo "không biết mấy thằng tướng, thằng tá, cùng làm ăn với tớ, có cứu tớ không?". Còn có tên tù trẻ là con nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh khom mình làm việc cho công an. Tay tù trẻ này bị bắt vì "đánh quả" một sứ quán, nhưng chỉ tù qua loa. Như con trai Huỳnh Tấn Phát xách súng của bố đi ăn cướp nhưng chỉ bị tù cảnh cáo ít ngày rồi được thả.

Có nhẫn tâm không, đêm 30 Tết, những tù nhân tưởng sẽ được hưởng không khí thiêng liêng với chút đồ ăn thăm nuôi cùng chia sẻ, nhưng bọn quản giáo tìm cách tập kích lấy hết đồ ăn đón tân niên của tù vì "tội" mang đồ ăn vào phòng, để "chúng nó đêm nay sẽ chè chén no say. Còn có quà mang về cho vợ con nữa". Nhưng họ vẫn phải quên đi và thay bằng những tiếng hát gọi nhau hết xà lim này sang xà lim khác, dùng chính những bài ca "cách mạng" của cộng sản có những chữ "tù đày" để lên án chế độ một cách khéo léo. Âm thanh như muốn vỡ toang Hỏa Lò. Và đêm trừ tịch ấy, bọn công an đã phải bắn chỉ thiên và lôi tù nhân ra ngoài đánh đập ngay bên cạnh chiếc bàn trực đầy đồ ăn mà chúng vừa vào phòng cướp của tù nhân.

Ðến nỗi gã đại úy buôn thuốc phiện phải thốt lên: "nếu trời đất thay đổi, lũ chúng phải vào tù, tôi chỉ có một nguyện vọng, là được làm "một viên cai ngục nhỏ bé". Và điều đáng nói là cả phòng ai cũng muốn làm cái nghề "nhỏ bé" này...

(Xem tiếp số tới)

Thái Bình

(Điện báo Ánh Dương)

****************************
(Tiếp theo kỳ trước)

Gặp nhà thơ "Phùng Cung"....
Ðây có lẽ là sự cố tình của tác giả khi đưa chương đặc biệt này vào tập sách Hỏa Lò, vì tác giả - thay vì đưa ta vào các sinh hoạt khác của Hỏa Lò - lại dẫn ta ngược lên trại tù Phong Quang, tỉnh Yên Bái, để gặp một nhà thơ nổi tiếng thời Nhân Văn Giải Phẩm: Ðó là Phùng Cung.

Nguyễn Chí Thiện nhận định rằng trong tất cả sáng tác thơ, văn phản kháng trong các giải phẩm Mùa Xuân, Mùa Thu, Mùa Ðông của tờ Nhân Văn, thì bài "Con ngựa già của Chúa Trịnh" của Phùng Cung là đặc sắc nhất, "về nghệ thuật cũng như về nội dung". Nội dung bài viết nói đến những văn nghệ sĩ có tài, "nhưng vì đã ngoạm vào miếng đỉnh chung Ðảng ban phát, nên chẳng những tài tận, mà nhân cách cũng diệt". Với bản chất độc tài nên đa nghi và mặc cảm, đảng CSVN cho bài viết này chửi sỏ Ðảng. "Thực ra, đó chỉ là sự tha hóa tầm thường của những kẻ thiếu Tâm, thiếu Ðức, khi được vinh hoa, phú quý, lo lắng bảo vệ cho địa vị của mình". Chính vì thế mà nhà thơ Phùng Cung bị giam cầm 12 năm dài.

Chính vì quý phục cái Tâm nên Nguyễn Chí Thiện đã cố tìm tù nhân Phùng Cung. Hai nhà thơ, cùng chứng bệnh lao phổi, đã tương đắc nhau từ đó với những buổi lén quản giáo pha trà đọc thơ cho nhau nghe. Cũng nhờ sự tâm đắc này mà nhà thơ Phùng Cung có thêm phấn chấn sáng tác.

Trại tù nào cũng vậy, kể cả Phong Quang, những "phạm binh, phạm cán" (tù bộ đội, tù cán bộ) đông không đếm xuể. Bệnh làm "ăng ten" bẩm báo, chụp mũ, tố giác để mong được thêm chút cơm, về sớm nơi nào cũng có. Như Phùng Cung viết :

Ngộ độc rồi, lại chuốc độc lẫn nhau

Nhưng tác giả xác định rằng "chỉ riêng người Công giáo, Phật giáo, những linh mục, tu sĩ, nhà sư là rất hãn hữu. Ðiều này chứng tỏ tôn giáo là vô cùng hữu dụng trong việc duy trì nhân phẩm, đạo đức loài người".

Phùng Cung đã thoát khỏi mê chước tầm thường đó, vì ông đã chọn nghiệp đấu tranh cho tự do bằng thơ. Chính vì vậy, xưa ông theo Ðảng để giải phóng dân tộc, nhưng nay ông khẳng định rằng "theo Ðảng thì hối hận. Kháng Chiến chống Pháp thì không".

Nhưng đây đó vẫn còn những văn nghệ sĩ vẫn đẩy đưa ngòi bút theo lệnh Ðảng, làm việc cho công an, như Nguyễn Công Hoan, Ðỗ Phồn... Hay một số trí thức, nhà văn từng lên tiếng phản kháng chống Ðảng một thời gian sau năm 86, nhưng sau đó "đã trở lại với nghề bồi bút cũ" như Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Diệp Minh Tuyền, Trần Quốc Vượng.... Như thơ Phùng Cung viết:

Tội nghiệp nhà thơ
Hợm mình
Lầm lạc
Bởi không biết sống
Nên không biết chết
Nửa thế kỷ bị lưu đày
Trong cõi tung hô!

Cũng ở Phong Quang, tác giả cũng chỉ cho chúng ta thấy tuổi trẻ VN phạm pháp nhiều như thế nào. Có những đứa trẻ 9, 10 tuổi mà cách sống "trưởng thành" đáng báo động. Và có biết bao em gái 13, 14 tuổi bị tù mà thân xác như 17, 18 vì sự lạm dụng tình dục của đám cán bộ giáo dục.

Sau năm 1977, Nguyễn Chí Thiện và Phùng Cung được phóng thích, tiếp tục làm thơ và sống rất nghèo. Tháng 7/1979, Nguyễn Chí Thiện lại bị bắt sau khi giao tập thơ gần 400 bài cho Tòa Ðại Sứ Anh. Ông tiếp tục 12 năm tù cho đến tháng 10/1991. Ông và Phùng Cung vẫn liên lạc với những người tù vì đấu tranh, bất chấp sự theo dõi của công an. Năm 1992, bất chấp an nguy, hai nhà thơ Phùng Cung và Phùng Quán viết thiệp mời các văn nghệ sĩ, mời cả Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, đến dự lễ "mừng sống dai" 80 tuổi của ông Nguyễn Hữu Ðang, cũng là một nhân vật nổi tiếng thời Nhân Văn Giải Phẩm. Ðảng giận tím mặt và lo "đám phản cách mạng" đang lấn tới. Cũng như ngày nhà thơ Phùng Quán mất, ông Phùng Cung đứng ra tổ chức tang lễ đã làm cho Ðảng sợ, vì số người đến quá đông với những dòng chữ lưu niệm về "Một kẻ sĩ bất khuất". Ðảng lo là phải!

Cũng với quan niệm một lần nói cho rõ, qua cái chết của "Nhân Văn" Phùng Quán, tác giả đã nói đến hai nhân vật Nhân Văn nổi tiếng khác đã rời bỏ chính tâm: Nhà thơ Hoàng Cầm, tác giả bài thơ "Ðêm liên hoan" nổi tiếng, đã viết "Nhớ về làng Sen" để ca ngợi Hồ Chí Minh nhân ngày sinh 100 năm của y. Và nhà thơ Lê Ðạt vẫn còn đủ thì giờ để sáng tác tập thơ "Trường ca Bác" cũng làm vào dịp này.

Trước khi đi định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 11/1995, tác giả đã đề nghị nhà thơ Phùng Cung viết lại biến cố Nhân Văn Giải Phẩm để đời sau biết sự thật. Tiếc thay, một thời gian ngắn sau đó, nhà thơ Phùng Cung qua đời khi đất nước vẫn chưa có dân chủ tự do....

Vẫn... "Sương Buồn Ôm Kín Non Sông"....
Ðây là chương dài nhất trong tập Hỏa Lò, chiếm 118 trang trong 316 trang.

Nguyễn Chí Thiện sẽ dẫn ta đến một khu xà lim ở Hỏa Lò, để gặp một tù nhân đặc biệt, được gọi là "Lão": 31 tuổi bị tập trung cải tạo vì là đại úy lính quốc gia. 4 năm sau thì vợ bỏ. 47 tuổi ra tù. Con trai duy nhất mất xác trên ở Trường Sơn. Vợ đi lấy một tay cán bộ quản lý thị trường. Ở đây ta gặp một triết lý cay đắng khác: Kẻ thù cướp vợ Lão chính là ân nhân nuôi sống vợ con Lão. Vì "bao bạn bè Lão đi tù, vợ bỏ, con thất học, lêu lổng, hóa lưu manh. Bố một trại, con một trại. Có khi bố con cùng một trại. Có kẻ vợ phải đi bán thân, kiếm tiền nuôi con, nuôi thân, tiếp tế nuôi chồng".

Lão sống được gần hai năm tự do thì lại bị lệnh tập trung, vào tháng 5/78, sau khi có xung đột dữ dội ở biên giới Trung - Việt. Lão ở Hỏa Lò ít hôm rồi bị chuyển lên trại Z8 - thung lũng tử thần. Ngày đầu tiên, lão càng thấy sự "ưu việt" của chế độ khi "trong nắng chiều vàng ủng như nghệ, hàng trăm tù nhân trần truồng, xám xịt, lủng củng xương da, đứa nằm đứa ngồi đương bốc cơm ăn". Ở đó, có chiếc xe bò lọc cọc đưa "năm xác chết trần truồng, đặt lên xe, kéo đi", vì quá đói, vì bệnh trầm kha. Và "những tên tù ăn xong đứng lên, mủ máu từ hậu môn rỏ xuống...".

Lão cũng phải chứng kiến thêm cảnh cô giáo xã hội chủ nghĩa cầm củi rượt chồng - là hiệu trưởng, đảng viên - và cất giọng "thằng khốn nạn, mày bỏ vợ con, đi theo con đĩ đó...", rồi lấy tay vỗ bành bạch: "Thằng chó dái, cái này là cái gì! Nó không phải là "cái mả bố mày" sao, mà mày phải vục đầu vào cái của con nhà thổ?".

Ðó không còn là một đất nước có giáo dục mà là "giáo đâm, giáo chém". Ðó không phải là "thời đại ra cửa gặp anh hùng" của Hồ Chí Minh mà các văn nô tuyên truyền, mà là "thời đại ra cửa gặp kẻ cướp". Thời mà tù nhân vui cười hớn hở "khoe khoang chiến công trộm cướp" chứ không xấu hổ như xưa khi bị hỏi đến tội mình. Ðiều kinh sợ là "xã hội nhìn chúng bằng con mắt bình thường" vì cả nước bị đảng đưa đẩy vào tuyệt lộ. Liêm sỉ không mua nổi cơm gạo nuôi con. Danh dự chỉ còn là món hàng xa sỉ.

Tù đày cũng là thời gian hiếm quý để người tù có thòi gian suy nghiệm nhiều điều. Cho chính mình và xã hội. Lão tù nhân cũng vậy. Lão ở lại miền Bắc vì thân phụ tin vào chính quyền cộng sản hứa hẹn sẽ lưu dụng tất cả lính, công chức... quốc gia ở miền Bắc. Sau này đi tù, lão mới biết hàng vạn người vì tin sự "lưu dụng", khoan hồng này đã vào tù. "Một cuộc bỏ tù vĩ đại chưa từng có trong lịch sử". Lão tù nhân trí thức mới biết "không phải chỉ riêng gia đình lão ngu ngơ, mà hầu như cả dân tộc ngu ngơ". Tìm được lý giải không dễ, cho đến khi lão gặp một "lão già phản cách mạng chính hiệu" ở trại Phố Lu năm 1997. Tại sao đảng CSVN thích bỏ tù dân: Trước hết, về mặt kinh tế, một tù nhân lao động tạo ra sản phẩm nhiều gấp 20 lần phí tổn mà nhà nước bỏ ra nuôi một tù. Kế đến, thấy nguy hại thì ra lệnh tập trung thành phần "có sổ đen" cho đỡ phải tốn nhiều công an rình mò, báo cáo. Ngoài xã hội sẽ chỉ còn đa số giới trẻ, đảng tha hồ nhồi nhét tuyên truyền láo khoét. Cái gọi là "giáo dục cải tạo" chỉ là những từ ngữ "vô nghĩa, ngớ ngẩn". Chính đảng CSVN không "ngu tới mức tin vào những chữ đó". Người dân ở ngoài đã thù ghét chế độ biết bao, sau bao năm bị giam cầm tù đày, thì làm gì có chuyện "tiến bộ, yêu chế độ" bao giờ. Ðiều mà nhiều tù nhân đóng kịch "đã cải tạo tốt" thì chỉ làm "chúng khinh bỉ, cười vào mũi" mà thôi.

Nguyễn Chí Thiện đưa chúng ta đi với "Lão" tù nhân vào xà lim 1, sau khi Lão bị đột ngột đưa về lại Hỏa Lò. Ở đó, như mọi nơi khác, có nhiều điều cấm - nhất là "cấm cầu nguyện". Ở đó, có quản giáo "Ngưu ma vương" cực kỳ gian ác.

Mỗi chốn tù đày đều là một xã hội thu nhỏ. Ở Xà lim 1, lão ở chung phòng với "Phó Nhòm", vì phải nhìn ra cửa sổ con xem chừng quản giáo; được quản giáo nhờ làm ăng-ten để khai thác Lão tù nhân nhưng không làm. Phó Nhòm nguyên là bộ đội từng dự trận đánh Ðiện Biên; sau chuyển ra ngoại thương, cùng với nhiều quan chức lớn ăn cắp của công, vì "không ăn cắp, những thằng khác cũng ăn cắp... Từ to tới nhỏ, thằng cán bộ nào có điều kiện ăn cắp mà không ăn cắp? Nhưng chết, chỉ chết lại tép riu như tôi thôi", như Phó Nhòm nói. Phó Nhòm vào Nam sau 75, thấy rõ sự tuyên truyền láo khoét của đảng. Thảm họa sau đó, như cụ Vũ Ðình Huỳnh, nguyên bí thư của Hồ Chí Minh, ngậm ngùi nói: "Sài Gòn là một thành phố bị chiếm đóng. Không phải là thành phố được giải phóng. Chỉ vài năm thôi, nó sẽ giống Hà Nội". Là một cán bộ từng được xuất ngoại, Phó Nhòm luôn tiếc rẻ "Giá miền Nam mà giải phóng miền Bắc thì tốt bao nhiêu". Vì từng ở trong đảng nhiều năm, gã khẳng định "guồng máy độc tài này chỉ mang lại tai ương cho dân tộc". Từng được đi ngoại quốc, gã khẳng định "kẻ nào đã sống trong chế độ, đã được nhìn thấy thế giới, với tất cả cái tốt, cái xấu của nó, mà còn chấp nhận được chế độ, thần kinh kẻ đó phải có vấn đề".

Xà lim 1, nơi phòng 7 là "Gã đầu gấu", 20 năm tù, tù trộm cắp từ 14 tuổi. Vừa ra tù một năm thì đâm một tên cán bộ thuế vụ bắt phải đưa đủ tiền đút lót.

Phòng 9 là một cô lai Tây đen, quê Bắc Ninh, không biết rõ tội gì. Cô có giọng hát rất hay, nhất là hát điệu quan họ. Ðến nỗi "Chỉ nghe tiếng hát mà lòng yêu thương". Chung phòng có "Cô buôn đô la" bị bắt chỉ vì có sáu trăm mỹ kim trong người.

Ở phòng 4 là "Giặc lái", hỗn danh của dân lái xe tải. Thời chiến tranh, giới này chuyên lái xe lương thực vào Quảng Bình. Dùng tem gạo bộ đội để trao đổi thân xác các cô gái quê nghèo. Họ sống rất sung sướng vì thường báo cáo xe lương thực bị máy bay Mỹ thiêu hủy. Lẽ ra "đáng bị nhiều án tử hình" như "Giặc lái" nói nhưng lại chỉ "lại toàn được tuyên dương xuất sắc"! Và nay thời bình, "Giặc lái", 42 tuổi, lại bị án tử hình vì ăn cắp 4 xe thóc, tổng cộng 28 tấn.

Gần đó là phòng giam một Thượng úy bộ đội, thường khoe là toán đầu tiên vào "giải phóng Sài Gòn", nhưng tính chuyên "xì xọt, bẩm báo", cả khu xà lim đều ghét, đã bị "Gã đầu gấu" cho một vết lưỡi lam ngay mặt để cảnh cáo. Gã Thượng úy từng đóng quân bên Lào, phụ trách chở lương thực sang Thái giúp du kích cộng sản Thái; lợi dụng chuyến đi chở người vượt biên ăn tiền được vài lần thì bị lộ. Phải khai man đủ 18 tuổi để đi lính, người thanh niên ở Thái Bình này - và biết bao thanh niên khác - đã phải tìm cách đi bộ đội chỉ vì quá đói khổ, cần có miếng ăn. Lớn lên dưới chế độ thiếu tình người, gã đã từng ăn gan khô của người khi sang chiếm đóng Cam Bốt, "nhiều thằng bạn con, chúng ăn gan tươi. Moi từ bụng ra, nhắm rượu luôn. kể cũng tàn bạo", như gã tâm tình với Lão tù nhân....

Kế đó, ta sẽ biết phòng giam một cô "người yêu gã đầu gấu", hiền lành, tốt bụng; và một cô gái trong Ðoàn kịch nói Hà Nội, "nói năng tục tĩu, lưu manh còn phải chạy dài". Ở phòng 10, ta cũng sẽ gặp hai nữ cán bộ nhà nước can tội tham ô, thụt két; một người có chồng làm Thượng tá công an.

Người nữ tù đáng nói ở khu xà lim 1 là dân Sài Gòn, vợ một Hoa kiều trọc phú. "Bà Sài Gòn" và con trai bị bắt, đã lo lót 150 cây vàng và sắp được thả. Chính vì có khả năng lo lót cho đám quản giáo nên khu xà lim 1 dễ thở hơn nơi khác và với những số quà thăm nuôi nhiều vô kể, bà đã san xẻ cho tất cả tù nhân trong khu xà lim.

Qua lời kể của Nguyễn Chí Thiện, ta sẽ hiểu thêm về bản chất "uy vũ bất năng khuất" của Lão tù nhân - như đại diện cho hàng sĩ phu chân chất - khiêm tốn nhưng võ nghệ thâm thúy; từng thẳng thắn dạy cho tên Ngưu Ma Vương một bài học trước mặt tù xà lim 1, mà tên quản giáo không dám trả thù. Lão tù nhân cũng thẳng thắn từ chối lời khuyến dụ trả tự do sớm để làm điềm chỉ cho công an.

Có một sự kiện lạ ở Hỏa Lò mà Nguyễn Chí Thiện ghi lại khiến ta kinh ngạc. Một vị sư già gầy gò từ An Giang ra đi hành đạo, đến Hà Nội thì bị bắt đưa vào Hỏa Lò, ở ngay phòng giam của tử tội "Giặc lái" vừa bị đem đi hành quyết. Vị sư không có bất cứ đồ đạc gì, ngoài chiếc khăn mặt cũ. Ta hãy nghe:

- Can tội gì ? Phản động đội lốt nhà sư, phải không ?

- A Di Ðà phật, tôi không đội lốt ai. Tôi tu hành từ nhỏ. Lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu.

Ở tù hay ở đâu cũng vậy thôi. Ông thất lễ lắm, tôi không nói chuyện với ông.

Vị sư già an nhiên tự tại, ngày ăn chỉ một lần. Vậy mà "Gã đầu gấu" lại có cơ duyên khi ra vệ sinh bên ngoài đã bất chợt nhìn vào ô cửa nhỏ, há hốc miệng nhìn thấy vị sư già ngồi thiền định "lơ lửng trên không, cách mặt sàn chừng nửa thước". Vị sư cho biết xà lim này vừa có người bị hành quyết, chưa được siêu thoát. Ngài thản nhiên nói rằng "sáng mai, bần tăng sẽ rời khỏi đây". Cả xà lim đã kinh ngạc khi buổi sớm mai, quản giáo Ngưu Ma Vương vào phòng giam mở cửa buồng vị thiền sư: "Ðảng khoan hồng, tạm tha cho "anh". Liệu cái thần hồn"! Nhưng điều mà nhà sư nói lời cuối cùng với Ngưu Ma Vương: "Gia đình sắp có tai họa. Phải tu nhân tích đức đi", đã trở thành sự thật ít hôm sau đó khi nét mặt Ngưu ma Vương thẫn thờ, buồn thảm. Theo ông quản giáo "Găng-đi" cho biết Ngưu Ma Vương chỉ có một con trai duy nhất vừa vào Hỏa Lò vì tội cướp của, giết người.

Nhưng người tù còn sống sót là nhờ tình người vẫn còn đó. Cái "tình" là những chuyến quà nho nhỏ được cột vào chiếc bàn chải đánh răng chuyền cho nhau qua sợi dây giữa các phòng tù. Cái tình là món quà sinh nhật đầu tiên ở tuổi 53 mà lão nhận được từ các bạn tù. Ngoài vật chất nhỏ nhoi nhưng đầy tình nghĩa, các bạn tù đã tặng Lão những bài hát đầy tình người. Ở đó có những mối tình lạ lùng đầy bi thương chớm nở, đầy ắp trong tim "Phó Nhòm" và "Cô buôn đô la". Tình người vẫn còn đó với ông quản giáo được tù nhân gọi là "Găng-đi" (Ghandi), vì ngoài bản tính miền Nam bình dị, ông đã đối xử rất thông cảm với tù nhân. "Một trái tim tốt có thể xoa dịu được nhiều khổ đau, oan trái". Dù không có "mều chun" (thịt heo), "mều ngạnh" (thịt trâu) như một loại "ân sủng" trong những ngày lễ cộng sản, những tù nhân vẫn xóa nỗi thèm bằng sự chia xẻ lời ca tiếng hát cho nhau. Và ở bên ngoài cuộc đời, cũng khó ai có thể hiểu được Lão tù nhân đã cho hai nữ tù nhân hai chiếc áo lót duy nhất của mình để phụ nữ sử dụng khi "đến ngày tháng", vì hai cô đã bị công an cắt thăm nuôi để ép cung...

Trong nỗi khốn cùng đó, tình người đã mang mang một tình cảm nhẹ như tơ vương nhưng "nặng" một đời. Vào ngày cuối cùng trước khi được thả, "Bà Sài Gòn" đã gửi cho Lão tù nhân một chiếc khăn tay tự thêu trong tù có ba chữ "Forget-me-not" - Ðừng quên em; và một chiếc nhẫn kỷ niệm một khoảng trời không bao giờ tìm lại được. Và cả xà lim đã có một đêm đầy nước mắt với những bài hát tiễn biệt ngàn trùng, kể cả "Biệt Ly" mà Lão tù nhân lần đầu tiên hát, với một bài thơ nhỏ tặng người ra đi.

Tìm nhau "Trăng Nước Sông Hồng"....
Ở chương cuối, Nguyễn Chí Thiện sẽ đưa chúng ta khu xà lim 1 ở Hỏa Lò để gặp hai người tử tù yêu nhau. Một mối tình kỳ lạ, nên thơ và bi thảm.

Gã là một thanh niên từng đi bộ đội từ năm 17 tuổi. Giải ngũ vì bị thương ở biên giới Trung - Việt. Cùng bạn bè "đột vòm" (ăn trộm) kho thuốc tây của Trung ương đảng và bị kết án tử hình vì bị xem là thách thức đến quyền uy của đảng. Là tử tù, gã bất chấp nội quy, mắng chửi cả quản giáo, tố cả chế độ bất nhân đối với tù còn tàn tệ hơn thời thực dân Pháp. Gã bảo "bây giờ, cứ bị tử hình là cùm miết, cấm gặp luôn cả gia đình. Ð... mẹ cái chế độ!". Nhưng gã vẫn cảm thấy cuộc đời vẫn còn một người để "tin yêu"....

Nữ tử tội chỉ là cô gái 19 tuổi, hiền lành nhưng đã đốt cả nhà một tên công an hộ khẩu. Cô gái mua bán tem phiếu ở mậu dịch để kiếm sống, nhưng tên công an chuyên ăn gỡ của người nghèo đã tìm cớ khám nhà cô, "còn lợi dụng khám cả người". Cô chửi hắn và bị đem ra khu phố đấu tố. Mẹ cô là giáo viên cũng bị lôi ra kiểm điểm. Gia đình cô sau đó bị đày đi kinh tế mới và cô đã phẫn nộ dùng một can xăng để trả thù. Dù sắp chết nhưng cô sống an nhiên vì tin "sống cho tốt, gieo nhân tốt, thì kiếp sau hái quả tốt".

Ðôi tình nhân tử tội sống đối diện phòng nhau, chia sẻ trái tim qua những chiếc cửa nhỏ tù đày mỗi đêm. Họ trao cho nhau những ước mơ ở kiếp sau, được lấy nhau và chọn những đêm trăng trên sông Hồng là nơi hò hẹn.

Họ vẫn cố thét lên những chữ chờ đợi nhau khi đám công an dùng vũ lực lôi gã tử tội dọc hành lang xà lim 1 để ra pháp trường. Ðó là một nơi, thực ra - dù sống hay chết, dù ở trong hay ngoài song sắt, thì cũng "Ðều là đất thù" mà thôi!

***

Vào Hỏa Lò với Nguyễn Chí Thiện lần này, qua những cảnh tù, ta thấy bật lên những niềm hy vọng bởi lòng tự trọng, bất khuất vẫn còn vươn lên trên những bầm dập của đời tù. Những cán bộ đảng với nếp quen tham ô nhũng lạm - dù còn quyền cao chức trọng bên ngoài hay bị vào rọ Hỏa Lò - đều có cách ứng xử hèn hạ, thượng đội hạ đạp, xu nịnh cấp trên hay quản giáo để mong giữ yên ghế quyền lợi hay được làm tù "tự giác" vừa nhàn vừa được ăn thêm. Ngược lại, những người tù có đời sống tự trọng luôn chối bỏ sự xu nịnh, gian tham khuyến dụ, dám nhìn thẳng đám lãnh đạo u tối mà phê bình, dám can ngăn đám quản tù có hành xử thú vật bất nhân với các tù nhân khác. Họ chấp nhận những oan khiên, cực hình - không vì muốn làm thánh tử đạo, mà chỉ muốn là những hạt cát đính trên bức tường dân chủ tương lai.

Qua Hỏa Lò, Nguyễn Chí Thiện không viết về cuộc đời tù đày của mình - mặc dù danh xưng "tôi" chỉ xuất hiện trong chuyện tưởng nhớ nhà văn thơ Phùng Cung - mà về những người tù mà ông quen ở Hỏa Lò; nhất là những tâm hồn đẹp, rất người, rất Việt Nam mà có lẽ ông cho là một món "nợ tình" phải nói lên, phải ghi lại cho những thế hệ mai sau được cơ hội chiêm nghiệm, nếu may mắn sẽ là những bài học quý giá cho cách ứng xử sao cho có hậu với chính mình, cho tha nhân và cho đất nước.

Có người nói một nhà thơ nổi tiếng ít thành công bằng nghiệp văn xuôi. Nhưng với Nguyễn Chí Thiện, ông viết văn xuôi có lẽ cũng... dễ như những câu thơ được ươm nhiều năm từ Hoa Ðịa Ngục; tập thơ đã đưa ông vào những chấn song thêm mười mấy năm khi cố chuyển vào tòa lãnh sự Anh quốc ở Hà Nội. Ðiều này cũng dễ hiểu vì gần cả một thời thanh xuân ông đã phải sống với nỗi chết thường trực vây quanh.

"Trăng Nước Sông Hồng" ở chương cuối, cho thấy đất nước Việt Nam vẫn còn chế độ bạo ngược hoành hành. Nhưng tác giả vẫn cho thấy niềm tin của nhiều người, kể cả tù nhân cán bộ, đảng viên, về một ngày mai tươi sáng của dân tộc sẽ phải đến. Như "Gã tù trưởng": "Cộng sản thì chỉ thuần túy dùng lừa bịp, áp chế, bạo lực... Chúng tồn tại không lâu nữa. Ðó là điều chắc chắn". Hoặc như chính tác giả "hằng mơ ước một ngày không xa, quê hương Việt Nam yêu dấu được tự do...". Ước mơ đó sẽ thành hiện thực "Khi dân hết sợ là Ðảng hết thở"...

Thái Bình

1 nhận xét:

fattimzakowski nói...

Pokies Online: A Complete Guide Of Casinos In Australia
In other mgm 공식 사이트 words, you can play pokies online for real money or free. Online pokies sites often 게임 사 take 바카라시스템배팅법 you 승인 전화 없는 사이트 on a gambling journey 케이 뱃 to determine which one