Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

TO HAI: HAY NOI SU THAT CUA CHE DO CONG PHI HA NOI

Đọc hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải
Nguyễn Thanh Giang
“… Cái đểu cáng nhất của bọn cầm quyền VC hiện nay là chúng dám làm bất kỳ điều gì có thể làm miễn ních đầy túi tham. Chúng sẵn sàng bán nước cho bất kể kẻ nào muốn mua, dù là Tầu, Mỹ, hay Nga … “
Vào cái đêm bước vào tuổi 80 được 8 tháng 26 ngày, nhạc sĩ Tô Hải đã viết những dòng sau đây cho đoạn kết cuốn hồi ký (*) của mình: “Hãy cho tôi được chết như các anh Trần Độ, Lê Liêm... , khi đăng “cáo phó” không có cái mục “Đảng viên đảng CSVN”, dù so với các anh, tôi chỉ là con tôm, con tép ! Các anh đã “được khai trừ”. Các anh đã dám “công khai chống Đảng cộng sản”, dám công khai nhận “bản án đầy vinh quang”! Không hề sợ hãi, cúi đầu. Không hèn lâu như tôi” (trang 469).

Cầu nguyện như vậy, nhưng ông cũng đã vùng lên thét lớn: “Phải sống! Tôi phải sống. Vì có sống tôi mới có thể làm nhân chứng cho cái thời đại... đểu cáng nhất trong lịch sử nước tôi, chẳng tư bản, chẳng cộng sản, chẳng ra ngô ra khoai, chẳng phải, chẳng trái, chẳng luân, chẳng lý, chẳng luật, chẳng pháp, thậm chí chẳng cha mẹ, anh em, họ hàng, làng xóm gì hết!” (trang 375)

Người viết những dòng đó chính là người đã từng “vừa làm lính trong “tổ chức” (Tô Hải vào Đảng Cộng sản từ năm 1949), vừa sáng tác, vừa biểu diễn với cả tâm hồn và trái tim, rất tự nguyện, rất hiến dâng, không mảy may mặc cảm, suy tính, tôi đã sẵn sàng ra chiến trường chết như một chiến sĩ với câu hát “Đấu tranh này là trận cuối cùng...” trên môi” (trang 439), là người đã có công lớn trong sự nghiệp “dùng âm nhạc phục vụ động viên lính tội đồ C Hồ” (trang 439).

Bởi thế cho nên ông đã sám hối một cách vật vã: “Gần hết cuộc đời, tôi vẫn chỉ là “con đại bàng... cánh cụt “, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông... Nhưng, vừa là tội đồ vừa là tòng phạm “làm sao những con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Vigny, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phanh ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẩu trái tim, một mẩu trí óc, một chút hơi tàn của thân xác” (trang 54).

Tâm trạng ông giống như tâm trạng của Nguyễn Đình Thi sám hối lúc sắp từ giã cuộc sống:
“Tất cả người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh, nhuốm đỏ
Tay tôi vương nhiều đồ bỏ
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi! Xin tha cho mọi lỗi lầm
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần tàn ác
Và ngu dại còn nhiều lần hơn… “
Tô Hải đã từng van xin: “Hi vọng rằng sau khi đọc hồi ký này người đọc sẽ thương cảm cho tôi, cho các bạn tôi, những người ngây thơ, tội nghiệp, cả cuộc đời bị lừa dối và đi dối lừa người khác một cách vô ý thức “(trang 53). Ông nghĩ mình vừa là tội đồ, vừa là tòng phạm bởi vì: “Chúng ta mới dại dột làm sao ! Chúng ta đã đánh đổi lương tâm trong sáng ấy lấy một thứ lương tâm đen tối không phải của mình. Lương tâm thời buổi đánh nhau của tao, của chúng mày, ơi các bạn của tôi, đều là lương tâm của...người khác! Lương tâm của ông Diệm, ông Thiệu chống cộng sản, lương tâm của ông Mác, ông Lê, ông Mao, ông C Hồ không khoan nhượng với kẻ thù giai cấp!” (trang 92). Cho nên: «Ôi! Cái đầu biết nghĩ, trái tim biết xúc động làm khổ những con người có học như tao, như chúng mày đấy, các bạn của tao ơi! Thằng giàu có bên xứ người cũng như thằng trắng tay trong lòng tổ quốc đều có nỗi đau tự đánh mất hết tuổi trẻ của mình. Chúng mày cảm thấy lạc lõng giữa trời Âu, Mỹ. Còn tao, đau hơn, thấy mình lạc lõng trên chính đất nước mình, ngay giữa lòng con, cháu mình. Một cuộc tha hương trên đất mẹ» (trang 91)

Sao lại cảm thấy “lạc lõng trên chính đất nước mình”? Vì, trong khi từ chốn thị thành ồn ào đến nơi thâm sơn cùng cốc, trẻ phải học, già phải tụng niệm rằng cuộc chiến Nam-Bắc vừa qua là cuộc kháng chiến cua bon VC tay sai thì Tô Hải cho rằng “Với tôi cũng như với nhiều người được đọc, được nghe và có được tí chút độc lập suy nghĩ thì cuộc chiến lam tay sai cho Nga va Tau Cong chẳng có gì là bất ngờ. Cuộc “mà cả” về Việt Nam đâu có ở Việt Nam. Nó diễn ra từ khi Nixon sang Tàu, Brezhnev sang Mỹ, ở các cuộc bắt tay, khi nóng, khi lạnh giữa các ông trùm chính trị ở các cuộc hội đàm công khai, bí mật và kết cuộc là sự “nắn gân “, đọ sức, mặc cả nhau bằng cuộc chiến leo thang ở Việt Nam. Đâu phải nó nổ ra từ vụ hải quân tí hon Bắc Kỳ dám “đánh cú liều” vào tầu Maddox ở vịnh Bắc Bộ!

Quần áo, mũ, giày, thắt lưng, bao đạn, lương khô... tất cả là...Tàu! Kalachnikoff, T54, Sam I, Sam II, Mig 17 hay Mig 21...tất cả đều đến từ Matxcơva... Còn dân Việt Nam chỉ có... người, mà con người Việt Nam thì chỉ cần đứng trước hai chữ “xâm lược” là sẵn sàng, kẻ thù nào cũng... “oánh” !” (trang 266).

Trong tâm khảm ông, cuộc chiến tương tàn ấy thật là hãi hùng:

“Tất cả những người từng nhìn tận mắt cảnh “tay phải chém tay trái”, từng khóc lặng trước cái chết của cả một tiểu đoàn, một đoàn xe, một đơn vị thanh niên xung phong, từng ngửi mùi xác chết ở các ngọn “đồi thịt băm” trong chiến dịch Lam Sơn 719, liệu còn lòng dạ nào viết lên những khẩu hiệu như “Tiêu diệt đến tên ngụy cuối cùng”?

Trong cuộc chiến đã được Việt Nam hóa, bên ăn cơm quốc gia cũng như bên uống nước lã cộng sản đã đẩy ra mặt trận cả trăm ngàn trai trẻ Việt để họ lăn xả vào chém giết nhau! Những “đồi thịt băm” mới này còn kinh hoàng hơn nhiều so với “đồi thịt băm” Khe Sanh, vì ở đó người Mỹ có đủ phương tiện dọn sạch những gì còn lại của một xác vc. Trái lại, trong chiến dịch Lam Sơn 719, hàng trăm thây người chỉ là những đống thịt thối rữa phơi mưa, phơi nắng làm mồi cho hàng đàn quạ đen và chó hoang! Chẳng bên nào kịp lo chôn cất hoặc thắp bó hương cầu cho linh hồn họ được siêu thoát! Tôi có thêm dịp để tự đặt cho mình những câu hỏi: Thằng CS ăn cái giải gì trong cuộc chiến huynh de tuong tan, nguoi Viet giet nguoi Viet này?
Không phải chỉ riêng Tô Hải, hồi ức chiến trường xưa càng rùng rợn bao nhiêu thì mặc cảm tội lỗi của các văn nghệ sĩ càng ghê gớm bấy nhiêu. Hãy nghe Chế Lan Viên:
“Mậu Thân, 2000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30 !
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2000 người đó ?
Tôi, tôi người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong…”
Tô Hải không chỉ nguyền rủa cuộc chiến tranh Nam-Bắc tương tàn mà còn xét lại cả cuộc kháng chiến chống Pháp: “Sau này, loại thanh niên “yêu nước hồn nhiên” bọn tôi đâu có dám lên tiếng khi nghe người ta tự tâng bốc kể công với lịch sử

Và các nhà viết sử nhà nước cộng sản cũng lờ tịt luôn cái chuyện Việt Minh cướp chính quyền từ chính phủ quân chủ lập hiến Trần Trọng Kim — Không khác vụ lật đổ chính phủ Kerensky ở nước Nga trong lúc nội tình nước này đang bối rối. Thực tế lúc ấy là Việt Minh đã xuất hiện như tổ chức duy nhất, chỗ dựa duy nhất, lá cờ duy nhất, để lũ thanh niên “yêu nước ngơ ngác” chúng tôi đi theo. Chúng tôi có biết gì đến cái đảng cộng sản cộng C.

“Quả lừa lịch sử” bắt đầu chính là từ đây!

Vận nước khốn nạn nhất cũng bắt đầu từ đây!

Tại sao Việt Nam không độc lập như Mã Lai, Nam Dương, Ấn Độ, Thái Lan, Phi Luật Tân...mà phải qua 30 năm chém giết kẻ thù thì ít...mà chém giết nhau thì nhiều?” (tr.125).

“Không có Hồ CM, không có cái đảng C này thì đâu đến nỗi cả dân tộc tôi bị chiến tranh tàn phá, anh em, họ hàng đâu đến nỗi chia lìa, chém giết lẫn nhau, đâu đến nỗi thua xa những nước cũng thuộc địa như nước tôi đến cả thế kỷ về mọi mặt” (trang 388).

“Tại sao các dân tộc khác, xung quanh ta thôi, họ đều là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ lại được độc lập, tự do, mở mang đất nước, kinh tế phát triển? Còn Việt Nam? Cái gì đã để cho họ ghét tới mức thay nhau diệt sạch dân mình thế nhỉ? Hỏi tức là trả lời! Tôi đã một lần nữa khẳng định được lý do của cuộc chiến tranh này: Đây là cuộc chiến của loài người chống nạn cộng sản vô luân, vô đạo lý! Đây là sự hy sinh cực kỳ vô duyên cho cái chủ nghĩa không tưởng, cho sự tiếm quyền của một lớp người âm mưu làm vua của cái nước Việt Nam khốn khổ này bằng chiêu bài Độc Lập, Tự Do mà ở các nước, người ta đã có từ nửa thế kỷ nay rồi vì may mắn thay, họ không có Đảng Cộng Sản cầm quyền!” (tr. 272).

Ông như vừa trải qua một “giấc Nam Kha khéo bất bình” để rồi tỉnh dậy bàng hoàng thấy:

“Trước mắt ngày nay chẳng có cái gì hết, không lý thuyết cách mạng vô sản, không đảng cộng , mà chỉ là một cuộc vơ vét cuối cùng của đoàn thủy thủ chuẩn bị nhảy khỏi con tầu sắp đắm với hành khách là nhân dân Viêt Nam bất hạnh!

Đoàn thuỷ thủ ấy gồm những tên lưu manh vô học, những tên giám-đốc-không-vốn, những tay cầm đầu hải quan mà buôn lậu, những tay phụ trách tư pháp, toà án, thanh tra chuyên nghề kết án người vô tội, những tên quản lý nhà đất mà cướp nhà, cướp đất để chia nhau vô tội vạ, những kẻ buôn lậu ma tuý nằm ngay trong những trung tâm đầu não chống ma túy. Và ở bậc cao nhất của cung đình là những tên đại lưu manh trơ tráo, chẳng Mác chẳng Xít gì, đang trấn áp, đe dọa người dân bằng nhà tù, súng đạn, để ăn cướp bất cứ thứ gì có thể cướp, vơ vét của cải đất nước làm của riêng, lấy tiền bỏ vào các tài khoản khổng lồ ở nước ngoài do con, cháu, bồ bịch, tay chân chúng làm chủ!” (trang 79).

Ông không tin vào thực tài của những người lãnh đạo khi nhận ra: “Hàng lô hàng lốc những ông giám đốc, tỉnh uỷ, trung ương uỷ viên, đại biểu quốc hội đều có bằng tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân... mà chẳng hề có tên trong hồ sơ sinh viên, nghiên cứu sinh ở bất cứ trường đại học nào! Hầu hết đều là tiến sĩ, thạc sĩ... Mác-Lênin, tốt nghiệp ở cái trường Đảng do ông giáo sư tiến sĩ tên Nguyễn Đức Bình, uỷ viên “bộ chính troẹ” làm... giám đốc!” (trang 395).

Với những người lãnh đạo như thế thì lời cảnh báo sau đây của Tô Hải không phải hoàn toàn không đáng lưu tâm: “Cái đểu cáng nhất của bọn cầm quyền hiện nay là chúng dám làm bất kỳ điều gì có thể làm miễn ních đầy túi tham. Chúng sẵn sàng bán nước cho bất kể kẻ nào muốn mua, dù là Tầu, Mỹ, hay Nga. Một ngày nào đó chúng sẽ tuyên bố giải tán Đảng chưa biết chừng. Đó là lúc chúng đã “hạ cánh an toàn” với đống của cải chiếm được. Cũng chưa biết chừng có những tên còn tự đứng ra, hoặc cho con cháu đứng ra lập Đảng này, Đảng nọ, rồi lớn tiếng chửi cái Đảng hiện tại hơn ai hết... để lại chiếm những ghế ngon lành trong một chính quyền mới của những tên tư bản đích thực mà chính chúng sẽ là đại diện!?” (tr 404).

Lời cảnh báo của Tô Hải càng làm ta sửng sốt, lo ngại khi thấy người ta ầm ầm đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên, thiết lập sa lô thênh thang nhất, hiện đại nhất dẫn thẳng từ Trung Quốc đến Hà Nội, lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Càng kỳ lạ hơn là người ta không chỉ đàn áp các đám biểu tình ở trong nước mà cả đồng bào Việt Nam ở các nước khác biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam!

Đối với Hồ CM, nhiều tư liệu có thể tin là xác thực đã chỉ rõ rằng từng cưới một bà y tá người Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh làm vợ (đám cưới này có cả vợ ông Chu Ân Lai dự), cũng từng có một con trai với bà Nông thị Xuân va giet luon ba nay roi nem xac ra duong(người con trai này tên là Nguyễn Tất Trung, hiện đang ở Hà Nội). Về chuyện này, nhạc sĩ Tô Hải đã có cái nhìn thể tất: “Ông ta cũng là con người, cũng có quyền lấy vợ đẻ con, thậm chí ba bốn vợ như ông Lê Duẩn, cũng có quyền bồ bịch như ông Mitterand, ông Clinton chứ! Cái tội của ông là do bọn gọi là cộng sản An Nam phong kiến cố tình dựng ông ta lên thành “thánh sống” (và “thánh chết”) để lừa bịp cái dân tộc đa số là nông dân thất học, đầu óc còn mê muội về thánh về thần. Ông chính hiệu cuồng tín với chủ nghĩa Mác-Lê, là tội đồ dân tộc” (trang 388).

Người viết bài này thì cho rằng, cả những người tô vẽ Hồ thành ông thánh, là vị cứu tinh la sai trai, no chi là tên dâm tặc, là tội đồ dân tộc.
Đã là người thì có hỉ, nộ, ái, ố, dục, có xấu tốt, có đúng sai. Người ta thường cho rằng cái sai lớn nhất của Hồ CM là đã đưa chủ nghĩa Marx-Lenin ăn cướp vào Việt Nam va gay nen cai chet cho hon 3 trieu nguoi dan Viet.

Đàng này, đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã nói trong hồi ký “Đi tìm cái tôi đã mất” : “Quả thật dân tộc Việt Nam đi trong phong trào đấu tranh giải phóng quái thai,thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do, công bằng và dân chủ, tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết ăn cắp và ăn cướp. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến thế!”.

Như tự kiểm cuối đời, như lời di huấn viết lúc đã ngọai bát tuần, học giả Nguyễn Khắc Viện cũng thổ lộ: “Đời tôi là đời một thằng ngây thơ. Trong hai chữ “thơ” và chữ “ngây”, tôi xin giữ lại cho mình chữ “thơ” vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ “ngây” để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin… vứt nó đi!”.

Tô Hải thì quyết liệt hơn. Ông rền rĩ thống thiết:

“Tinh hoa đất nước giờ đâu tá ?
Ai cũng hèn như tôi sao ?...
Ai sẽ đưa con thuyền Việt Nam khỏi con đường vô định này, nếu những người hèn vẫn không dám nhận là mình hèn, không kiên quyết giã từ cái ngu dại, không lên án những gì mà mình lầm tưởng là “vinh quang rực sáng “lại chính là “tội lỗi ngút trời”, không biết khuyên nhủ con cái chớ có dẫm vào vết chân đầy máu và nước mắt mà mình đã đi qua…

Phải kiên quyết giã từ cái quá khứ đầy vinh quang vô ích của mình. Chỉ có sự giác ngộ chính trị cuối cùng này mới giải toả được mọi nỗi đau.

Sự “trở cờ”, “phản bội” để “đi tìm một sự trung thành mới” như Jean Paul Sartre nói không ai dám làm ư? Vì còn... sĩ diện! Vì còn bị quá khứ níu kéo?

Bỏ một thứ tà đạo, một niềm tin mù quáng, vứt vào sọt rác cái chiêu bài hoen rỉ, mốc meo, chẳng khác gì ly dị một con vợ độc ác, chẳng yêu gì mình khó lắm sao? Sao rất ít “thức giả” dám tuyên bố công khai: “Tôi từ bỏ chủ nghĩa cộng sản?” (trang 411).

Và: “…tôi đã nhận ra cái nhục của một thằng suốt đời ăn theo, nói leo, nói dối, đã nhìn thấy bộ mặt thật của cái chủ nghĩa bất lương mà tôi đi theo một cách vô tình và bất đắc dĩ, nhưng không dám rời bỏ nó” (trang 301).

Nỗi đau khổ đến quằn quại của những người có lương tri như ông còn bị nhân lên là do: cứ tưởng được người ta dắt dẫn mình rồi mình cũng như tình nguyện cùng họ dụ dỗ bao nhiêu đồng bào đổ cả núi xương, sông máu, cả biển đầy nước mắt mồ hôi để xây dựng nên một mô hình xã hội “triệu lần hơn…” thế nào kia; hóa ra, quanh quéo sao lại trở về với kinh tế thị trường. Cho nên ông không thể lòng không nhủ lòng: “Phải nói lên cho mọi người biết rằng cái giá mà cả dân tộc phải trả bằng hàng chục triệu mạng sống để đổi lấy cái... “thị trường tự do” là cái sẵn có ở các nước cựu thuộc địa nghèo nàn lạc hậu như hoặc hơn Việt Nam trước đây, chẳng cần đến đảng cộng sản, chẳng cần đến các lãnh tụ nói dối vô cùng sáng suốt và duy nhất đúng đắn, chẳng cần đến chiến tranh, chẳng cần đến cái gọi là “chủ nghĩa anh hùng cá mạng”” (trang 282).

Trớ trêu và cay đắng sao: “những người cộng sản bỗng bừng tỉnh, thấy mình trót bỏ phí cuộc đời để theo một lý tưởng ba lăng nhăng. Vậy thì tội gì mà không tương kế tựu kế, cứ phất cái ngọn cờ rách cộng sản lên mà lập thành một đảng mới, một đảng mafia, làm giầu cho mình và cho con cháu! Cuộc vơ vét bằng hết của cải, tài nguyên đất nước vào tài khoản của mấy thằng cộng sản to đầu nhất bắt nguồn từ những ngày chiếm được “viên ngọc Sài Gòn”. Cái trò đánh lận con đen, thay chủ nghĩa cộng sản đạo đức giả bằng chủ nghĩa tư bản đỏ đích thực bắt đầu từ đây” (trang 360).

Ngộ nghĩnh mà oái oăm sao, mới hôm qua người ta coi giàu có là kẻ thù và tôn cái nghèo lên hàng lãnh tụ, người ta coi “mo cơm, quả cà với tấm lòng cộng sản” là lý tưởng … thì hôm nay, người ta hô toáng lên: “Đảng viên phải biết làm giàu”. Báo Nhân Dân ra ngày 15 tháng 6 năm 1994 còn nêu quy định giàu có là một trong 5 tiêu chuẩn để được bầu vào cấp ủy Đảng.

Cho nên Tô Hải ngao ngán vì quá đỗi thất vọng: “Không cách nào cứu vãn được tâm hồn, đạo đức của một dân tộc khi cả dân tộc đó chạy theo một cuộc thi kỳ quái được công khai khuyến khích: Làm giàu! Đáng sợ hơn là người ta thi nhau làm giàu trên cơ sở...hai bàn tay trắng và cái đầu...rỗng tuếch, cái mồm sẵn sàng nuốt tất cả sắt, thép, nhà, cửa, gỗ, quặng, xi măng...

Tiền, vàng, đất đai là của “trời ơi”, “của chùa”, giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền! Cái chủ nghĩa “tư bản rừng rú”, cái thị trường tự do định hướng xã hội chủ nghĩa có một không hai trong lịch sử loài người đã đẻ ra những quái thai “tư bản đỏ”, không tài, không vốn và hầu hết không đầu!” (trang 92).

Thật vậy, người ta cứ cố duy trì cho được cái thứ mặt người “kinh tế thị trường”, chân tay quỷ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để tạo ra tình trạng “đất đai là của “trời ơi”, “của chùa”. Có thế người ta mới có thể biến hóa để những thứ đó: “giờ đây nằm gọn trong tay kẻ có chức, có quyền” !

Cho nên ngày nay “ở Việt Nam không có cá nhân ăn cắp, ăn cướp mà chỉ có ăn cắp, ăn cướp tập thể, ăn cắp ăn cướp theo băng đảng qua cách phân phối của cải chiếm được. Có tài thánh cũng chẳng truy ra nổi nguồn gốc tài sản mà bốn đời làm việc, với lương bộ trưởng, một người cũng chẳng xây nổi căn nhà đáng giá hàng nhiều ngàn lần tháng lương của anh ta! Nghĩa là có chính sách cho sự ăn cắp và ăn cướp công khai và... có tổ chức » (tr 389).

Gần kết thúc Hồi ký, Tô Hải lại hơn một lần rền rĩ: “cuộc đời không cho phép tôi... chết sớm như các bạn Xiêm, Ích, Tước, Niệm, Hòa... mà bắt tôi phải sống, sống để trở thành một thằng hèn, hèn cho đến những ngày “vừa viết vừa run” tập hồi ký này” (trang 440).

Nhưng…

Trước sự kiện Khổng Tử đem con gái gả cho Công Dã Tràng, Luận ngữ đã bình rằng:

Công Dã Tràng là học trò của Khổng Tử, đã từng bị ngồi tù. Khổng Tử vẫn bằng lòng đem con gái mình gả cho Công Dã Tràng. Vì sao? Theo Khổng Tử, phạm tội mà vi phạm điều nhân là kẻ vô đạo thất đức, phạm tội mà không vi phạm điều nhân là người đáng thương. Công Dã Tràng tuy có tội, nhưng không vi phạm điều nhân. Cho nên vẫn là con người có nhân, kiên trì phấn đấu sẽ đắc đạo (về sau được tôn lên làm bậc tiên hiền), Khổng Tử quyết gả cho Công Dã Tràng để thể hiện lòng tin của mình vào học trò.

Tô Hải dù đã tự nguyện chui vào rọ Cộng Sản (tức ngồi tù) nhưng không vi phạm điều nhân (chẳng những thế còn làm điều nhân thật đáng trân trọng là đã trên dưới tám mươi, lại đau yếu mà vẫn cậm cạch ngồi viết cuốn hồi ký đầy tâm huyết, rất giá trị này). Cho nên, rồi đây khi đi gặp Khổng Tử, chắc ông nhạc sĩ này sẽ được Khổng Tử gả cho con gái đẹp như “Nụ cười sơn cước” (**)

Chỉ đáng trách là có những bọn người không hề bị “ngồi tù” (Hoàn toàn khác chúng tôi, họ không hề bị Mác – Lê mê hoặc, không hề tin vào chủ nghĩa cộng sản mặc dù họ đang cầm thẻ đỏ), nhưng nhờ cả một thế hệ “yêu nước hồn nhiên”, “yêu nước ngơ ngác”, “yêu nước dại khờ”… đổ hết máu xương, mồ hôi nước mắt ra xây ngai vàng hôm nay cho họ được chễm chệ ngồi; để rồi, có ai đó than thân trách phận, ai đó thức tỉnh đem trải nghiệm bản thân ra khuyên nhủ họ thì liền bị họ xua sai nha lục soát, tra vấn, tống tù hay lệnh cho bọn bồi bút vô liêm sỉ trổ tài khuyển mã xuyên tạc, bôi bẩn, lăng nhục. Bất kể đấy là những người đáng bậc cha, bậc anh, bậc thầy của họ.

Gấp Hồi ký lại, tôi ngân thầm câu hát ngày xưa: “Hỡi gió chiều có nhớ chăng ? Mãi mối tình còn vấn vương” (***). Và, tôi thương, tôi yêu Tô Hải.
Hà Nội ngày 24 tháng 8 năm 2009
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: (04) 35 534 370
(*) Cuốn Hồi ký của một thằng hèn dày 535 trang, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ấn hành tại Hoa Kỳ
(**) Tên một bài hát của nhạc sĩ Tô Hải
(***) Lời trong bài hát: “Nụ cười sơn cước”

TIM HIEU NHA TU HOA LO CUA DANG CONG SAN VIET NAM

Vào... Hỏa Lò Với... Nguyễn Chí Thiện

Ðiều sẽ làm cho độc giả ngạc nhiên không phải vì nhà thơ Nguyễn Chí Thiện kể "truyện" bằng văn xuôi lần đầu tiên về cuộc đời tù đày của ông dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam. Ông không kể "truyện", mặc dù bảy "chuyện" ngắn trong tập Hỏa Lò, do Tổ hợp Xuất Bản Miền Ðông Hoa Kỳ xuất bản mới đây, sẽ làm người đọc kinh ngạc - dẫu địa ngục tù đày trên cả nước thì nơi nào cũng thế, cũng đã được nhiều tác giả viết lên trong suốt hai thập niên qua ở hải ngoại.

Nguyễn Chí Thiện chỉ dùng bảy tựa đề "Ðàn bò sữa", "Một lựa chọn", "Tạc tượng", "Những bài ca cách mạng", "Phùng Cung", "Sương buồn ôm kín non sông" và "Trăng nước sông Hồng" như những con đường khổ hạnh của dân tộc, đưa chúng ta - cùng với ông - vào... Hỏa Lò; một nhà tù nổi tiếng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Từ "Ðàn bò sữa"....

Nơi đầu tiên mà Nguyễn Chí Thiện đưa ta vào Hỏa Lò là một phòng giam nữ tù. Có lẽ tác giả muốn giới thiệu một nơi tạm gọi là "đỡ" kinh hoàng nhất chăng? Hiển nhiên là không. Vì đó là nơi "mùi cầu tiêu, mù mồ hôi, mùi máu mủ ghẻ lở, lậu, giang mai, kinh nguyệt, quện vào nhau, lan tỏa". Bạn cũng sẽ thấy những tù nhân bị giết lần mòn, không còn là phụ nữ, với "các ả đói meo, gầy teo, da dẻ nhăn nheo, ghét bẩn, đầu tóc bù xù. Những đường con tuyệt mỹ trở thành những đường thẳng khẳng khiu".

Tác giả dẫn ta vào một phòng giam tập thể, nhân vật chính là một đứa bé mới 10 tháng tuổi đã phải vào tù với mẹ. Bố nó làm bộ đội đi Căm-pu-chia, bị mìn chết. Mẹ nó là giáo viên "dám đem cả 'nghĩa vụ quốc tế' của Ðảng ra chửi" nên cũng bị bắt. Ðứa bé tù ghẻ lở, không có đủ sữa uống và chết trong tù trong cơn điên phẫn hận của người mẹ. Người mẹ sau đó bị chôn vùi cuộc đời ở trại giam người điên ở Châu Quý, Gia Lâm

Trong căn phòng giam đó, bạn sẽ gặp những "phò" - phụ nữ hành nghề mãi dâm, người thì ban ngày làm công, tối "làm thêm" thì bị bắt. Người thì "phò Tây" lén vào các sứ quán Tây phương hành nghề nuôi thân cũng bị bắt. Chỉ có những đoàn viên thanh niên CSVN bị ban bí thư thành uỷ Hà Nội khuyến dụ làm mãi dâm quốc doanh là không hề bị bắt, vì phải "thỏa mãn mọi yêu cầu của các bạn Tiệp.... Ðây là công tác cách mạng. Ðòi hỏi phải hy sinh.... Nhiệm vụ của cháu rất vẻ vang"!

Ở đó, bạn cũng sẽ gặp tình người được sử dụng ngay trên thân xác của những nữ tù. Một cô gái mãi dâm dùng thân xác mình để tên quản giáo mua vui chốc lát qua khung cửa tù để tìm sữa cho đứa bé tù 10 tháng tuổi uống.

Ðến "Một lựa chọn"....

Bạn sẽ khó bình tâm lại khi người tù Nguyễn Chí Thiện đưa chúng ta đến Bệnh xá Hỏa Lò. Gọi là bệnh xá chứ thật ra "Nấm mồ tạm thời" này chỉ dài 5 thước, rộng 3 thước. Không cửa sổ. Kín mít. Lúc nào cũng toát ra một mùi tanh muốn oẹ. Y sĩ và y tá "chẳng bao giờ bước vào" thì bệnh nhân làm sao sống sót cho nổi? Bệnh xá chỉ có 6 giường. Hai người 1 giường. Ở đó có ba người lo lao, một đau tim, còn lại là bệnh nhân "tháo tỏng" - kiết lỵ trầm trọng. 12 bệnh nhân đang chờ chết, chống đỡ lẫn nhau, trong tiếng cười cợt của nữ cán bộ y tá nói với cán bộ y sĩ: "Anh nhìn bọn chúng kìa. Thằng sắp chết đỡ thằng hết hơi!".

Ở đó, không có thuốc, người tù "tháo tỏng" chết lúc nào không hay. Ở đó, đói kinh hoàng vào mùa Ðông. "Không thằng nào dám khai cháo. Ăn cháo, đái mấy bãi là hết".

Bạn sẽ nhìn thấy rõ. Một tên tù kiết lỵ chết, năm tên bệnh tương tự sợ quá nằm thẳng cẳng. Họ đợi cái chết đến dần dần. Và sau đó hai tên chết theo. Một tháng thôi mà "kẻ chết, người vào liên tục". Có người tù bị giang mai. Anh ta ở quê ra tỉnh kiếm sống bằng trộm cắp. Lê la "vét đĩa" tìm ăn ở mậu dịch, nhưng cũng chẳng có gì để vét. Chỉ vì một gái giang hồ ở Bách Thảo... thương hại và anh ta dính giang mai, rồi bị bắt qua một vụ càn quét những người lang thang, không giấy tờ. Nhưng anh ta chết ở bệnh xá vì kiết lỵ.

Ðời tù, đời thường, mỗi người tan nát khác nhau. Một tù bị đau tim là giáo viên dạy môn lịch sử. Bà cán bộ hiệu trưởng, bí thư chi bộ trường, ngoài 50 tuổi, có chồng là đại tá đi Cam Bốt, đã động lòng để ý đến anh nhà giáo nghèo. Một hôm, mụ gài cửa phòng tấn công tình dục gã. Gã bảo rằng sợ thì mụ cười "Gương mẫu cái con tiều! Ðến Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Ðịnh cũng lang chạ bậy bạ cả". Một lần sau học sinh bắt quả tang. Mụ năn nỉ hắn đã khai đã "hiếp" mụ. Nghĩ đến lòng tốt của mụ trước đây gã ấp úng nhận tội. Vào một sáng, anh giáo viên tù đau tim chết không ai hay.

Bạn sẽ hiểu tại sao là "Một lựa chọn" khi một người tù ho lao khuyên không nên báo sớm để lấy suất cơm của người chết. Ba người ho lao sẽ có 4 suất cơm. Phải giả vờ người chết vẫn nằm vì bệnh. "Suất cơm gian lận được chia đều". Dù biết là nhẫn tâm, nhưng tên tù ho lao định đến tối mới báo để có thêm 1 suất cơm chiều nữa.

Họ đã phải kéo dài kiếp sống như chết. Như một người tù trẻ còn sống sót tỏ bày: "Xét cho cùng, sống vẫn hơn chết. Nhưng phải thành thực nói với chú. Nếu bây giờ bảo cháu phải chịu mười năm tù ngục đằng đẵng, khổ nhục hơn con bò, con lợn, cháu cương quyết chọn cái chết".

Rồi "Tạc tượng"...

Tù nhân Nguyễn Chí Thiện sẽ giới thiệu với chúng ta về "Lão già", nhân vật chính trong chương "Tạc tượng" với phong cách một kẻ sĩ.

Ở Hỏa Lò, chính vì các phòng giam quá đông người nên tù nhân vẫn muốn ở xà lim cá nhân. Nhưng chả đùa đâu, "tất cả ai muốn được ưu tiên nằm xà lim đều phải quen biết với người của Bộ, của Sở". Còn một điều không thể thiếu: "phải có tiền! - Muốn ở lại Hỏa Lò không bị đưa đi tập trung nơi khác phải "đút lót 8 cây vàng" và mất thêm 3 cây nữa mới được cho làm tù "tự giác", được ra ngoài phục dịch. Còn muốn được làm ăng-ten (nghề bẩm báo) cho "Ban Chấp Pháp thì bắt buộc phải là phạm nhân Ðảng viên". Cái kiểu cộng sản như vậy!

Một kiểu khác là "tắc" (đồ thăm nuôi) không được mang vào phòng. Tù nhân phải ăn bên ngoài cho đã cơn thèm và số đồ ăn còn lại phải gửi. Bị "hư hao" thì ráng chịu thôi. Lại một kiểu khác, vốn là mẫu số chung với đám quản giáo coi tù ở Việt Nam là: dù trẻ già, hình dáng ra sao thì đều có 1 điểm chung, chúng luôn "nhìn bọn tù lừ đừ, khinh miệt, thù hận, mê muội...". Sự thù hận ta sẽ thấy ngay khi một ông nhà báo tù nhân dấu thuốc lào vào hậu môn bị bắt phải... nuốt chỗ thuốc lào ấy! Bạn sẽ hiểu hút thuốc lào bị cấm nhưng tù nhân vẫn lén dấu và hút trong phòng. Ðây là lạc thú và cũng là "ân sủng", phải dùng đồ vật, đồ ăn của mình trao đổi thuốc lào. Muốn vậy, bạn phải có "quả tắc dầm" (tiếp tế to). Còn một kiểu nữa là phòng tù nào cũng có "ngân hàng". Muốn có giấy báo... chùi đít phải đổi với đồ dùng, đồ ăn của mình. Chưa hết kiểu đâu, nếu bạn muốn vào "nhà mét" ban đêm thì "phải có võ mới đi ban vào nhà xí mà không dẫm tù nằm la liệt dưới đất".

Và bạn cũng sẽ biết đám tù có "quan chức" phải canh cho nhau ngủ, "sợ bị tù đảo chánh, dùng hung khí đâm tai, mắt" là hết đời.

Nhưng không phải ai cũng khiếp nhược bạo lực. "Lão già" tù chính trị thẳng thắn nhìn tên chánh giám thị: "Tôi chống đối là chống đối Chủ nghĩa Mác Lê, chống cái chế độ xây dựng trên chủ nghĩa ấy. Ðó chỉ là một sự bất đồng về quan điểm chính trị... Tôi không xưng "cháu" với các ông...". "Lão già" từ ở trại Phố Lu, Lào Cai, bị "khóa cánh tiên nhiều lần, cho tới ngất xỉu, mà không bao giờ nói một câu, kêu một tiếng". Mùa đông, lão bị khóa như vậy giữa sân trại. Hai ngón tay còn bị buộc vào dâu đồng, treo ngược lên hàng rào thép gai... Chính đám "đầu gấu" trong phòng vô tình ở chung đã kể lại với sự kính trọng . "Lão già", một người "lúc nào cũng nghĩ đến người khác, một người tốt như vậy mà suốt đời đi tù, chứng tỏ cái xã hội này nó xấu xa tới đâu". "Lão già" bị chuyển về Hỏa Lò sống với hình sự là có dụng ý của Bộ Công An muốn cho đám lưu manh hành hạ. "Nhưng còn sống ngày nào, là phải chiến đấu một cách khôn ngoan, tỉnh táo".

Vào phòng giam tập thể số 14 với "Lão già", ta sẽ gặp những tù trưởng, tù tự giác, "ở ngoài đều là cán bộ cả. Can tội tham ô, hối lộ, ăn cắp của công, thông dâm, hủ hóa, bị chộp vào đây".

Ðó là chưa kể Phạm Hùng, khi còn coi Bộ Công An, ra lệnh càn quét dữ dội, gom những người lang thang ngoài xã hội cho đi "tập bọp" (tập trung) hết. "Nó nói nó bắt không tính số lượng". Nhiều người bị bắt không bị phạm pháp, "muốn sống lương thiện cũng không nổi". Tù nhân cho biết thêm là các đợt tù từ các nhà giam ở các quận Hai Bà, Ðống Ða, Hoàn Kiếm, Ba Ðình, chuyển tới, "đều bị sưng vù mặt mũi, chúng đã được ăn đòn nhừ tử ở các quận".

Ngược lại, bạn sẽ ngẩn ngơ khi gặp ông Việt kiều ở Pháp về nước năm 1979 với vợ vì "muốn tái thiết đất nước". Chồng đột nhiên bị bắt sau khi làm đơn xin về lại Pháp vì thấy rõ phần nào mặt trái của xã hội chủ nghĩa. Ông bị vu là "gián điệp cho nước ngoài". Ông khai là muốn về "vì lòng yêu nước", liền bị đám cán bộ chấp pháp chửi là "nói chó cũng không nghe được" vì chẳng ai ngu dại từ chỗ sống sung sướng mà trở về địa ngục. Vào tù rồi ông vẫn ngây dại "Nếu Hồ chủ tịch còn sống, nhất định không có những chuyện như thế này", đã làm cho đám tù nhân khốn khổ được những trận cười vì thương hại.

Bạn sẽ thật sự cảm thương khi gặp người tù ngã quỵ trong phòng vì quá đói khát. Ông làm nghề sửa đồng hồ. Thường lái xe đạp rao các ngõ rao lớn: "Ðồng hồ nhanh, chậm, hỏng, vỡ. Ai cần sửa chữa", nhưng trời xui đất khiến thế nào, một hôm ông ta lại rao ngắn gọn "Hồ hỏng, Hồ vỡ, sửa chữa", liền bị công an bắt nhốt vì xúc phạm "Hồ chủ tịch". [color="blue"]Mọi điều bi thảm đầy kinh ngạc đều có thể xảy ra ở một đất nước có đám lãnh đạo điên bệnh dựng lăng kẻ đại ác gian giữa lòng thành phố Hà Nội.xin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màuxin đừng dùng code màu

Phòng 14 này, bạn sẽ gặp hai thanh niên đi bộ đội bị bắt vì lẻn vào sứ quán Pháp "đánh quả" (ăm trộm); và cảm thương cho một tù nhân quê ở Bất Bạt, Sơn Tây, chỉ vì chửi tay cán bộ chủ nhiệm hợp tác tham ô nên bị bắt. Anh ốm khai thuốc bị y tá tát và bảo là "ốm vờ". Anh chết trong phòng được những bạn tù dù chỉ còn 1 quần 1 áo cũng hy sinh để cho người chết không lõa lồ. Quần đùi duy nhất của người chết đã bị xé gần hết cho phần đại tiện. Trong khi đó, hiền lành như lão già xích lô 60 tuổi vẫn bị bắt "chỉ vì đạp xe trái luật" bị công an phạt 20 đồng. Không đủ tiền nộp bị giữ xe. Uất quá kêu Lê Duẩn, Trường Chinh ra than vãn, nhưng lại bị bắt phải ký biên bản là "lăng mạ lãnh tụ". Thế là tù thôi!

Bạn sẽ hiểu "Tạc tượng" là cách giải quyết cho tù ngủ đứng dựa lưng vào tường, vì không còn cách nào xếp cho tù ngủ cho vừa một kích thước nhỏ hẹp với 250 người. Ðất nước Việt Nam hiện nay có nhiều tù nhân, nhà tù hơn là giáo viên, trường học. "Lớp trẻ lớn lên dưới chế độ phần đông tăm tối, hư hỏng" là như thế.

Vào phòng giam "Tạc tượng", đó là "một nấm mồ tập thể lộ thiên chưa lấp đất". "Mấy trăm bộ xương da khẳng khiu, lở loét ngập tràn, nằm ôm cứng lấy nhau, la liệt phủ kín sàn nhà. Mùi tanh tưởi nôn mửa của máu mủ, của mồ hôi, quện với mùi nhà mét bốc lên lan tỏa. Người tù nằm ngổn ngang vật vờ trong cầu tiêu rộng ba thước vuông, ngập ngụa phân, nước tiểu, khai thối tới ngạt thở". Bạn sẽ thấy người tù nào cũng nhìn ra "Cộng sản xây dựng một hệ thống trại tù kinh hồn, táng đởm, tiêu diệt mọi sinh lực, tiêu diệt mọi ý chí. Thực chất là những trường bắn im lìm, không tiếng súng". Nhưng, người chết ở trong tù luôn được chia ra chở đến các bệnh viện, vì tên chánh giám thị nói rằng "con số tử vong phải mật"!

Ôi, "Những bài ca cách mạng"....
Bạn sẽ vào xà lim Hỏa Lò đêm 29 Tết với "Gã", một nhân vật mà Nguyễn Chí Thiện muốn giới thiệu.

Gã chỉ là một giáo viên bình dị, vợ làm nghề đan len vất vả.

Rồi gã bỗng nhiên bị bắt ngày 19/5/1981, được xem là ngày sinh của Hồ Chí Minh, vì bị vu cáo đã dùng than đen gạch đi chữ "Ta" cuối cùng trên hàng chữ "Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Ðại Sống Mãi Trong Sự Nghiệp Của Chúng Ta" được vẽ trên cổng trường. Gã bị bắt vì là người đến trường... sớm nhất!

Nhưng đừng tưởng đảng ta thiếu chứng cớ! Gã cũng từng được ghi sổ đen : Ngày 25/7/1979, đã giảng cho học sinh nghe luật bảo tồn năng lượng là do Lavoisier tìm ra trước, chứ không phải là nhà khoa học Nga Lomonosov như sách của Bộ giáo dục cộng sản đã in; còn gọi Lomonosov bằng "ông ta, một cách xách mé". Chưa hết, đảng bảo ngày 17/6/1980, gã đã nói với học sinh rằng người Trung Quốc đã tìm ra nguyên tắc về hỏa tiễn từ mấy ngàn năm trước, "dụng ý đề cao Trung Quốc" (thời Cộng sản Hà Nội quỳ gối trước Liên Xô và xem Trung Cộng là kẻ thù). Chính vì quan niệm lịch sử phải được thay đổi theo quan điểm chính trị từng thời điểm một cách ngu xuẩn và phản khoa học của lãnh đạo đảng CSVN mà bao nhiêu thảm họa cho dân tộc đã xảy ra.

Anh tù giáo viên bị cắt tiếp tế của gia đình từ đó. Nguyễn Chí Thiện sẽ chỉ cho chúng ta thấy hàng đoàn người thân nhân của tù ngồi ủ rũ, quần áo nghèo nàn lem luốc, mang theo những túi quà do mồ hôi nước mắt cực khổ kiếm được để thăm nuôi chồng con, em, cháu đang tù đày.

Tết ở Hỏa Lò lạnh căm căm. Tù càng lạnh vì gầy yếu. Cảnh thăm nuôi càng làm cho những người dù có "tắc" hay không đói muốn điên cuồng. Ta sẽ nghe những tiếng đe dọa, phẫn nộ, điên cuồng của đám tù đầu gấu nói với những tù có "tắc":

- Ném bánh chưng, ném kẹo lạc vào đây!

- Ð... mẹ mày, không quẳng gói giò mỡ vào, ông đánh gẫy xương sườn!

- Biết điều thì để túi thịt lại. Không, bố sẽ nện không còn cái răng mà nhai!

- Ném vào! Không, ông sẽ dần cho mày ựa mì tôm ra!....

Chúng ta cũng sẽ chứng kiến sự "chiếu cố" bệnh tật của đám y sĩ, y tá nhà nước với tù chuẩn bị đón năm mới: Ai ghẻ mủ đầy người thì: "Thuốc bôi ghẻ ngoài tết mới có. Những thằng ghẻ lở vào phòng". Ai sốt cả đêm thì y sĩ đo nhiệt kế rồi phán: "37 độ 2, sốt gì. Vào!". Còn đám tù đi "lỏng" thì y sĩ đưa mỗi người 1 tờ giấy bằng bàn tay ra ngay sân để... thử phân, đi xong, "không chùi, không rửa, chúng kéo quần lên". Tên y sĩ chỉ cho người kiết lỵ nặng "2 viên ga-ni-đăng, còn bệnh nhẹ hơn thì bị mắng và dọa cho nằm bệnh xá, là nơi được tù gọi là "Phòng chờ chết".

Chúng ta cũng sẽ thấy cảnh tù nhân ghẻ lở đầy mình được tắm đón... Xuân ! Và sẽ chỉ ghẻ lở thêm vì tiêu chuẩn tắm là 3 đợt xối nước, mỗi đợt là 10 bát nước múc từ bể dơ bẩn theo tiếng đếm từ 1 đếm 10 của tên trực tù.

Chúng ta sẽ được nghe kể về cát-sô Hỏa Lò tồi tệ hơn thời tác giả Biệt kích Ðặng Chí Bình kể trong hồi ký Thép Ðen khi ông vượt tuyến công tác ngoài Bắc vào thập niên 60. Vào cát-sô không được mặc quần đùi. Không mang gì kể cả khăn mặt. Nằm trên xi măng mà "thực tế là trên bể chứa phân". Phía dưới chân là rãnh nước. Ngày đêm mùi hôi thối bao trùm. Mỗi ngày chỉ ăn một bữa gọi là ăn "dồn toa". Ăn bốc, không thìa, không bát. Cơm đựng trong tú ni-lông. Không có bô. "Ði ngoài ngay lên chỗ mình nằm. Rồi lấy tay bốc phân, ném xuống rãnh". Lỗ cùm thường nhỏ với chân, nếu tên quản giáo ác độc sẽ đè mạnh khóa cùm. Cổ chân sẽ bị ghiền nát. Nhiều người chỉ qua đến ngày thứ ba là chết.

Chúng ta sẽ chia sẻ sự hạnh ngộ đau đớn giữa người tù giáo viên và đứa học trò cũ nay là tên quản giáo "ngạo mạn, rông rỡ, đôi khi còn độc ác". Chữ "lễ" không còn nữa, mà chỉ còn xưng hô "Thưa cán bộ - báo cáo cán bộ...", và học trò gọi thầy cũ bằng... "anh". Và trong một buổi hút thuốc lào lậu trong phòng, tên học trò quản giáo đã rình bắt quả tang và dùng dùi cui đánh túi bụi vào tù và ném dùi cui vào người thầy cũ, với ba chữ "Ð... mẹ anh". Nhưng người giáo viên "sẽ không quỳ. Dù có bị đánh chết... Không có sức mạnh nào bắt được tôi qùy.... Tôi chỉ quỳ trước bàn thờ tổ tiên tôi thôi".

Bạn cũng sẽ gặp tù nhân là đại úy bộ đội buôn thuốc phiện lậu, nhưng cũng chỉ là tép riêu trong đường dây ma túy mà y lo "không biết mấy thằng tướng, thằng tá, cùng làm ăn với tớ, có cứu tớ không?". Còn có tên tù trẻ là con nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh khom mình làm việc cho công an. Tay tù trẻ này bị bắt vì "đánh quả" một sứ quán, nhưng chỉ tù qua loa. Như con trai Huỳnh Tấn Phát xách súng của bố đi ăn cướp nhưng chỉ bị tù cảnh cáo ít ngày rồi được thả.

Có nhẫn tâm không, đêm 30 Tết, những tù nhân tưởng sẽ được hưởng không khí thiêng liêng với chút đồ ăn thăm nuôi cùng chia sẻ, nhưng bọn quản giáo tìm cách tập kích lấy hết đồ ăn đón tân niên của tù vì "tội" mang đồ ăn vào phòng, để "chúng nó đêm nay sẽ chè chén no say. Còn có quà mang về cho vợ con nữa". Nhưng họ vẫn phải quên đi và thay bằng những tiếng hát gọi nhau hết xà lim này sang xà lim khác, dùng chính những bài ca "cách mạng" của cộng sản có những chữ "tù đày" để lên án chế độ một cách khéo léo. Âm thanh như muốn vỡ toang Hỏa Lò. Và đêm trừ tịch ấy, bọn công an đã phải bắn chỉ thiên và lôi tù nhân ra ngoài đánh đập ngay bên cạnh chiếc bàn trực đầy đồ ăn mà chúng vừa vào phòng cướp của tù nhân.

Ðến nỗi gã đại úy buôn thuốc phiện phải thốt lên: "nếu trời đất thay đổi, lũ chúng phải vào tù, tôi chỉ có một nguyện vọng, là được làm "một viên cai ngục nhỏ bé". Và điều đáng nói là cả phòng ai cũng muốn làm cái nghề "nhỏ bé" này...

(Xem tiếp số tới)

Thái Bình

(Điện báo Ánh Dương)

****************************
(Tiếp theo kỳ trước)

Gặp nhà thơ "Phùng Cung"....
Ðây có lẽ là sự cố tình của tác giả khi đưa chương đặc biệt này vào tập sách Hỏa Lò, vì tác giả - thay vì đưa ta vào các sinh hoạt khác của Hỏa Lò - lại dẫn ta ngược lên trại tù Phong Quang, tỉnh Yên Bái, để gặp một nhà thơ nổi tiếng thời Nhân Văn Giải Phẩm: Ðó là Phùng Cung.

Nguyễn Chí Thiện nhận định rằng trong tất cả sáng tác thơ, văn phản kháng trong các giải phẩm Mùa Xuân, Mùa Thu, Mùa Ðông của tờ Nhân Văn, thì bài "Con ngựa già của Chúa Trịnh" của Phùng Cung là đặc sắc nhất, "về nghệ thuật cũng như về nội dung". Nội dung bài viết nói đến những văn nghệ sĩ có tài, "nhưng vì đã ngoạm vào miếng đỉnh chung Ðảng ban phát, nên chẳng những tài tận, mà nhân cách cũng diệt". Với bản chất độc tài nên đa nghi và mặc cảm, đảng CSVN cho bài viết này chửi sỏ Ðảng. "Thực ra, đó chỉ là sự tha hóa tầm thường của những kẻ thiếu Tâm, thiếu Ðức, khi được vinh hoa, phú quý, lo lắng bảo vệ cho địa vị của mình". Chính vì thế mà nhà thơ Phùng Cung bị giam cầm 12 năm dài.

Chính vì quý phục cái Tâm nên Nguyễn Chí Thiện đã cố tìm tù nhân Phùng Cung. Hai nhà thơ, cùng chứng bệnh lao phổi, đã tương đắc nhau từ đó với những buổi lén quản giáo pha trà đọc thơ cho nhau nghe. Cũng nhờ sự tâm đắc này mà nhà thơ Phùng Cung có thêm phấn chấn sáng tác.

Trại tù nào cũng vậy, kể cả Phong Quang, những "phạm binh, phạm cán" (tù bộ đội, tù cán bộ) đông không đếm xuể. Bệnh làm "ăng ten" bẩm báo, chụp mũ, tố giác để mong được thêm chút cơm, về sớm nơi nào cũng có. Như Phùng Cung viết :

Ngộ độc rồi, lại chuốc độc lẫn nhau

Nhưng tác giả xác định rằng "chỉ riêng người Công giáo, Phật giáo, những linh mục, tu sĩ, nhà sư là rất hãn hữu. Ðiều này chứng tỏ tôn giáo là vô cùng hữu dụng trong việc duy trì nhân phẩm, đạo đức loài người".

Phùng Cung đã thoát khỏi mê chước tầm thường đó, vì ông đã chọn nghiệp đấu tranh cho tự do bằng thơ. Chính vì vậy, xưa ông theo Ðảng để giải phóng dân tộc, nhưng nay ông khẳng định rằng "theo Ðảng thì hối hận. Kháng Chiến chống Pháp thì không".

Nhưng đây đó vẫn còn những văn nghệ sĩ vẫn đẩy đưa ngòi bút theo lệnh Ðảng, làm việc cho công an, như Nguyễn Công Hoan, Ðỗ Phồn... Hay một số trí thức, nhà văn từng lên tiếng phản kháng chống Ðảng một thời gian sau năm 86, nhưng sau đó "đã trở lại với nghề bồi bút cũ" như Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Diệp Minh Tuyền, Trần Quốc Vượng.... Như thơ Phùng Cung viết:

Tội nghiệp nhà thơ
Hợm mình
Lầm lạc
Bởi không biết sống
Nên không biết chết
Nửa thế kỷ bị lưu đày
Trong cõi tung hô!

Cũng ở Phong Quang, tác giả cũng chỉ cho chúng ta thấy tuổi trẻ VN phạm pháp nhiều như thế nào. Có những đứa trẻ 9, 10 tuổi mà cách sống "trưởng thành" đáng báo động. Và có biết bao em gái 13, 14 tuổi bị tù mà thân xác như 17, 18 vì sự lạm dụng tình dục của đám cán bộ giáo dục.

Sau năm 1977, Nguyễn Chí Thiện và Phùng Cung được phóng thích, tiếp tục làm thơ và sống rất nghèo. Tháng 7/1979, Nguyễn Chí Thiện lại bị bắt sau khi giao tập thơ gần 400 bài cho Tòa Ðại Sứ Anh. Ông tiếp tục 12 năm tù cho đến tháng 10/1991. Ông và Phùng Cung vẫn liên lạc với những người tù vì đấu tranh, bất chấp sự theo dõi của công an. Năm 1992, bất chấp an nguy, hai nhà thơ Phùng Cung và Phùng Quán viết thiệp mời các văn nghệ sĩ, mời cả Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, đến dự lễ "mừng sống dai" 80 tuổi của ông Nguyễn Hữu Ðang, cũng là một nhân vật nổi tiếng thời Nhân Văn Giải Phẩm. Ðảng giận tím mặt và lo "đám phản cách mạng" đang lấn tới. Cũng như ngày nhà thơ Phùng Quán mất, ông Phùng Cung đứng ra tổ chức tang lễ đã làm cho Ðảng sợ, vì số người đến quá đông với những dòng chữ lưu niệm về "Một kẻ sĩ bất khuất". Ðảng lo là phải!

Cũng với quan niệm một lần nói cho rõ, qua cái chết của "Nhân Văn" Phùng Quán, tác giả đã nói đến hai nhân vật Nhân Văn nổi tiếng khác đã rời bỏ chính tâm: Nhà thơ Hoàng Cầm, tác giả bài thơ "Ðêm liên hoan" nổi tiếng, đã viết "Nhớ về làng Sen" để ca ngợi Hồ Chí Minh nhân ngày sinh 100 năm của y. Và nhà thơ Lê Ðạt vẫn còn đủ thì giờ để sáng tác tập thơ "Trường ca Bác" cũng làm vào dịp này.

Trước khi đi định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 11/1995, tác giả đã đề nghị nhà thơ Phùng Cung viết lại biến cố Nhân Văn Giải Phẩm để đời sau biết sự thật. Tiếc thay, một thời gian ngắn sau đó, nhà thơ Phùng Cung qua đời khi đất nước vẫn chưa có dân chủ tự do....

Vẫn... "Sương Buồn Ôm Kín Non Sông"....
Ðây là chương dài nhất trong tập Hỏa Lò, chiếm 118 trang trong 316 trang.

Nguyễn Chí Thiện sẽ dẫn ta đến một khu xà lim ở Hỏa Lò, để gặp một tù nhân đặc biệt, được gọi là "Lão": 31 tuổi bị tập trung cải tạo vì là đại úy lính quốc gia. 4 năm sau thì vợ bỏ. 47 tuổi ra tù. Con trai duy nhất mất xác trên ở Trường Sơn. Vợ đi lấy một tay cán bộ quản lý thị trường. Ở đây ta gặp một triết lý cay đắng khác: Kẻ thù cướp vợ Lão chính là ân nhân nuôi sống vợ con Lão. Vì "bao bạn bè Lão đi tù, vợ bỏ, con thất học, lêu lổng, hóa lưu manh. Bố một trại, con một trại. Có khi bố con cùng một trại. Có kẻ vợ phải đi bán thân, kiếm tiền nuôi con, nuôi thân, tiếp tế nuôi chồng".

Lão sống được gần hai năm tự do thì lại bị lệnh tập trung, vào tháng 5/78, sau khi có xung đột dữ dội ở biên giới Trung - Việt. Lão ở Hỏa Lò ít hôm rồi bị chuyển lên trại Z8 - thung lũng tử thần. Ngày đầu tiên, lão càng thấy sự "ưu việt" của chế độ khi "trong nắng chiều vàng ủng như nghệ, hàng trăm tù nhân trần truồng, xám xịt, lủng củng xương da, đứa nằm đứa ngồi đương bốc cơm ăn". Ở đó, có chiếc xe bò lọc cọc đưa "năm xác chết trần truồng, đặt lên xe, kéo đi", vì quá đói, vì bệnh trầm kha. Và "những tên tù ăn xong đứng lên, mủ máu từ hậu môn rỏ xuống...".

Lão cũng phải chứng kiến thêm cảnh cô giáo xã hội chủ nghĩa cầm củi rượt chồng - là hiệu trưởng, đảng viên - và cất giọng "thằng khốn nạn, mày bỏ vợ con, đi theo con đĩ đó...", rồi lấy tay vỗ bành bạch: "Thằng chó dái, cái này là cái gì! Nó không phải là "cái mả bố mày" sao, mà mày phải vục đầu vào cái của con nhà thổ?".

Ðó không còn là một đất nước có giáo dục mà là "giáo đâm, giáo chém". Ðó không phải là "thời đại ra cửa gặp anh hùng" của Hồ Chí Minh mà các văn nô tuyên truyền, mà là "thời đại ra cửa gặp kẻ cướp". Thời mà tù nhân vui cười hớn hở "khoe khoang chiến công trộm cướp" chứ không xấu hổ như xưa khi bị hỏi đến tội mình. Ðiều kinh sợ là "xã hội nhìn chúng bằng con mắt bình thường" vì cả nước bị đảng đưa đẩy vào tuyệt lộ. Liêm sỉ không mua nổi cơm gạo nuôi con. Danh dự chỉ còn là món hàng xa sỉ.

Tù đày cũng là thời gian hiếm quý để người tù có thòi gian suy nghiệm nhiều điều. Cho chính mình và xã hội. Lão tù nhân cũng vậy. Lão ở lại miền Bắc vì thân phụ tin vào chính quyền cộng sản hứa hẹn sẽ lưu dụng tất cả lính, công chức... quốc gia ở miền Bắc. Sau này đi tù, lão mới biết hàng vạn người vì tin sự "lưu dụng", khoan hồng này đã vào tù. "Một cuộc bỏ tù vĩ đại chưa từng có trong lịch sử". Lão tù nhân trí thức mới biết "không phải chỉ riêng gia đình lão ngu ngơ, mà hầu như cả dân tộc ngu ngơ". Tìm được lý giải không dễ, cho đến khi lão gặp một "lão già phản cách mạng chính hiệu" ở trại Phố Lu năm 1997. Tại sao đảng CSVN thích bỏ tù dân: Trước hết, về mặt kinh tế, một tù nhân lao động tạo ra sản phẩm nhiều gấp 20 lần phí tổn mà nhà nước bỏ ra nuôi một tù. Kế đến, thấy nguy hại thì ra lệnh tập trung thành phần "có sổ đen" cho đỡ phải tốn nhiều công an rình mò, báo cáo. Ngoài xã hội sẽ chỉ còn đa số giới trẻ, đảng tha hồ nhồi nhét tuyên truyền láo khoét. Cái gọi là "giáo dục cải tạo" chỉ là những từ ngữ "vô nghĩa, ngớ ngẩn". Chính đảng CSVN không "ngu tới mức tin vào những chữ đó". Người dân ở ngoài đã thù ghét chế độ biết bao, sau bao năm bị giam cầm tù đày, thì làm gì có chuyện "tiến bộ, yêu chế độ" bao giờ. Ðiều mà nhiều tù nhân đóng kịch "đã cải tạo tốt" thì chỉ làm "chúng khinh bỉ, cười vào mũi" mà thôi.

Nguyễn Chí Thiện đưa chúng ta đi với "Lão" tù nhân vào xà lim 1, sau khi Lão bị đột ngột đưa về lại Hỏa Lò. Ở đó, như mọi nơi khác, có nhiều điều cấm - nhất là "cấm cầu nguyện". Ở đó, có quản giáo "Ngưu ma vương" cực kỳ gian ác.

Mỗi chốn tù đày đều là một xã hội thu nhỏ. Ở Xà lim 1, lão ở chung phòng với "Phó Nhòm", vì phải nhìn ra cửa sổ con xem chừng quản giáo; được quản giáo nhờ làm ăng-ten để khai thác Lão tù nhân nhưng không làm. Phó Nhòm nguyên là bộ đội từng dự trận đánh Ðiện Biên; sau chuyển ra ngoại thương, cùng với nhiều quan chức lớn ăn cắp của công, vì "không ăn cắp, những thằng khác cũng ăn cắp... Từ to tới nhỏ, thằng cán bộ nào có điều kiện ăn cắp mà không ăn cắp? Nhưng chết, chỉ chết lại tép riu như tôi thôi", như Phó Nhòm nói. Phó Nhòm vào Nam sau 75, thấy rõ sự tuyên truyền láo khoét của đảng. Thảm họa sau đó, như cụ Vũ Ðình Huỳnh, nguyên bí thư của Hồ Chí Minh, ngậm ngùi nói: "Sài Gòn là một thành phố bị chiếm đóng. Không phải là thành phố được giải phóng. Chỉ vài năm thôi, nó sẽ giống Hà Nội". Là một cán bộ từng được xuất ngoại, Phó Nhòm luôn tiếc rẻ "Giá miền Nam mà giải phóng miền Bắc thì tốt bao nhiêu". Vì từng ở trong đảng nhiều năm, gã khẳng định "guồng máy độc tài này chỉ mang lại tai ương cho dân tộc". Từng được đi ngoại quốc, gã khẳng định "kẻ nào đã sống trong chế độ, đã được nhìn thấy thế giới, với tất cả cái tốt, cái xấu của nó, mà còn chấp nhận được chế độ, thần kinh kẻ đó phải có vấn đề".

Xà lim 1, nơi phòng 7 là "Gã đầu gấu", 20 năm tù, tù trộm cắp từ 14 tuổi. Vừa ra tù một năm thì đâm một tên cán bộ thuế vụ bắt phải đưa đủ tiền đút lót.

Phòng 9 là một cô lai Tây đen, quê Bắc Ninh, không biết rõ tội gì. Cô có giọng hát rất hay, nhất là hát điệu quan họ. Ðến nỗi "Chỉ nghe tiếng hát mà lòng yêu thương". Chung phòng có "Cô buôn đô la" bị bắt chỉ vì có sáu trăm mỹ kim trong người.

Ở phòng 4 là "Giặc lái", hỗn danh của dân lái xe tải. Thời chiến tranh, giới này chuyên lái xe lương thực vào Quảng Bình. Dùng tem gạo bộ đội để trao đổi thân xác các cô gái quê nghèo. Họ sống rất sung sướng vì thường báo cáo xe lương thực bị máy bay Mỹ thiêu hủy. Lẽ ra "đáng bị nhiều án tử hình" như "Giặc lái" nói nhưng lại chỉ "lại toàn được tuyên dương xuất sắc"! Và nay thời bình, "Giặc lái", 42 tuổi, lại bị án tử hình vì ăn cắp 4 xe thóc, tổng cộng 28 tấn.

Gần đó là phòng giam một Thượng úy bộ đội, thường khoe là toán đầu tiên vào "giải phóng Sài Gòn", nhưng tính chuyên "xì xọt, bẩm báo", cả khu xà lim đều ghét, đã bị "Gã đầu gấu" cho một vết lưỡi lam ngay mặt để cảnh cáo. Gã Thượng úy từng đóng quân bên Lào, phụ trách chở lương thực sang Thái giúp du kích cộng sản Thái; lợi dụng chuyến đi chở người vượt biên ăn tiền được vài lần thì bị lộ. Phải khai man đủ 18 tuổi để đi lính, người thanh niên ở Thái Bình này - và biết bao thanh niên khác - đã phải tìm cách đi bộ đội chỉ vì quá đói khổ, cần có miếng ăn. Lớn lên dưới chế độ thiếu tình người, gã đã từng ăn gan khô của người khi sang chiếm đóng Cam Bốt, "nhiều thằng bạn con, chúng ăn gan tươi. Moi từ bụng ra, nhắm rượu luôn. kể cũng tàn bạo", như gã tâm tình với Lão tù nhân....

Kế đó, ta sẽ biết phòng giam một cô "người yêu gã đầu gấu", hiền lành, tốt bụng; và một cô gái trong Ðoàn kịch nói Hà Nội, "nói năng tục tĩu, lưu manh còn phải chạy dài". Ở phòng 10, ta cũng sẽ gặp hai nữ cán bộ nhà nước can tội tham ô, thụt két; một người có chồng làm Thượng tá công an.

Người nữ tù đáng nói ở khu xà lim 1 là dân Sài Gòn, vợ một Hoa kiều trọc phú. "Bà Sài Gòn" và con trai bị bắt, đã lo lót 150 cây vàng và sắp được thả. Chính vì có khả năng lo lót cho đám quản giáo nên khu xà lim 1 dễ thở hơn nơi khác và với những số quà thăm nuôi nhiều vô kể, bà đã san xẻ cho tất cả tù nhân trong khu xà lim.

Qua lời kể của Nguyễn Chí Thiện, ta sẽ hiểu thêm về bản chất "uy vũ bất năng khuất" của Lão tù nhân - như đại diện cho hàng sĩ phu chân chất - khiêm tốn nhưng võ nghệ thâm thúy; từng thẳng thắn dạy cho tên Ngưu Ma Vương một bài học trước mặt tù xà lim 1, mà tên quản giáo không dám trả thù. Lão tù nhân cũng thẳng thắn từ chối lời khuyến dụ trả tự do sớm để làm điềm chỉ cho công an.

Có một sự kiện lạ ở Hỏa Lò mà Nguyễn Chí Thiện ghi lại khiến ta kinh ngạc. Một vị sư già gầy gò từ An Giang ra đi hành đạo, đến Hà Nội thì bị bắt đưa vào Hỏa Lò, ở ngay phòng giam của tử tội "Giặc lái" vừa bị đem đi hành quyết. Vị sư không có bất cứ đồ đạc gì, ngoài chiếc khăn mặt cũ. Ta hãy nghe:

- Can tội gì ? Phản động đội lốt nhà sư, phải không ?

- A Di Ðà phật, tôi không đội lốt ai. Tôi tu hành từ nhỏ. Lấy trời làm màn, lấy đất làm chiếu.

Ở tù hay ở đâu cũng vậy thôi. Ông thất lễ lắm, tôi không nói chuyện với ông.

Vị sư già an nhiên tự tại, ngày ăn chỉ một lần. Vậy mà "Gã đầu gấu" lại có cơ duyên khi ra vệ sinh bên ngoài đã bất chợt nhìn vào ô cửa nhỏ, há hốc miệng nhìn thấy vị sư già ngồi thiền định "lơ lửng trên không, cách mặt sàn chừng nửa thước". Vị sư cho biết xà lim này vừa có người bị hành quyết, chưa được siêu thoát. Ngài thản nhiên nói rằng "sáng mai, bần tăng sẽ rời khỏi đây". Cả xà lim đã kinh ngạc khi buổi sớm mai, quản giáo Ngưu Ma Vương vào phòng giam mở cửa buồng vị thiền sư: "Ðảng khoan hồng, tạm tha cho "anh". Liệu cái thần hồn"! Nhưng điều mà nhà sư nói lời cuối cùng với Ngưu Ma Vương: "Gia đình sắp có tai họa. Phải tu nhân tích đức đi", đã trở thành sự thật ít hôm sau đó khi nét mặt Ngưu ma Vương thẫn thờ, buồn thảm. Theo ông quản giáo "Găng-đi" cho biết Ngưu Ma Vương chỉ có một con trai duy nhất vừa vào Hỏa Lò vì tội cướp của, giết người.

Nhưng người tù còn sống sót là nhờ tình người vẫn còn đó. Cái "tình" là những chuyến quà nho nhỏ được cột vào chiếc bàn chải đánh răng chuyền cho nhau qua sợi dây giữa các phòng tù. Cái tình là món quà sinh nhật đầu tiên ở tuổi 53 mà lão nhận được từ các bạn tù. Ngoài vật chất nhỏ nhoi nhưng đầy tình nghĩa, các bạn tù đã tặng Lão những bài hát đầy tình người. Ở đó có những mối tình lạ lùng đầy bi thương chớm nở, đầy ắp trong tim "Phó Nhòm" và "Cô buôn đô la". Tình người vẫn còn đó với ông quản giáo được tù nhân gọi là "Găng-đi" (Ghandi), vì ngoài bản tính miền Nam bình dị, ông đã đối xử rất thông cảm với tù nhân. "Một trái tim tốt có thể xoa dịu được nhiều khổ đau, oan trái". Dù không có "mều chun" (thịt heo), "mều ngạnh" (thịt trâu) như một loại "ân sủng" trong những ngày lễ cộng sản, những tù nhân vẫn xóa nỗi thèm bằng sự chia xẻ lời ca tiếng hát cho nhau. Và ở bên ngoài cuộc đời, cũng khó ai có thể hiểu được Lão tù nhân đã cho hai nữ tù nhân hai chiếc áo lót duy nhất của mình để phụ nữ sử dụng khi "đến ngày tháng", vì hai cô đã bị công an cắt thăm nuôi để ép cung...

Trong nỗi khốn cùng đó, tình người đã mang mang một tình cảm nhẹ như tơ vương nhưng "nặng" một đời. Vào ngày cuối cùng trước khi được thả, "Bà Sài Gòn" đã gửi cho Lão tù nhân một chiếc khăn tay tự thêu trong tù có ba chữ "Forget-me-not" - Ðừng quên em; và một chiếc nhẫn kỷ niệm một khoảng trời không bao giờ tìm lại được. Và cả xà lim đã có một đêm đầy nước mắt với những bài hát tiễn biệt ngàn trùng, kể cả "Biệt Ly" mà Lão tù nhân lần đầu tiên hát, với một bài thơ nhỏ tặng người ra đi.

Tìm nhau "Trăng Nước Sông Hồng"....
Ở chương cuối, Nguyễn Chí Thiện sẽ đưa chúng ta khu xà lim 1 ở Hỏa Lò để gặp hai người tử tù yêu nhau. Một mối tình kỳ lạ, nên thơ và bi thảm.

Gã là một thanh niên từng đi bộ đội từ năm 17 tuổi. Giải ngũ vì bị thương ở biên giới Trung - Việt. Cùng bạn bè "đột vòm" (ăn trộm) kho thuốc tây của Trung ương đảng và bị kết án tử hình vì bị xem là thách thức đến quyền uy của đảng. Là tử tù, gã bất chấp nội quy, mắng chửi cả quản giáo, tố cả chế độ bất nhân đối với tù còn tàn tệ hơn thời thực dân Pháp. Gã bảo "bây giờ, cứ bị tử hình là cùm miết, cấm gặp luôn cả gia đình. Ð... mẹ cái chế độ!". Nhưng gã vẫn cảm thấy cuộc đời vẫn còn một người để "tin yêu"....

Nữ tử tội chỉ là cô gái 19 tuổi, hiền lành nhưng đã đốt cả nhà một tên công an hộ khẩu. Cô gái mua bán tem phiếu ở mậu dịch để kiếm sống, nhưng tên công an chuyên ăn gỡ của người nghèo đã tìm cớ khám nhà cô, "còn lợi dụng khám cả người". Cô chửi hắn và bị đem ra khu phố đấu tố. Mẹ cô là giáo viên cũng bị lôi ra kiểm điểm. Gia đình cô sau đó bị đày đi kinh tế mới và cô đã phẫn nộ dùng một can xăng để trả thù. Dù sắp chết nhưng cô sống an nhiên vì tin "sống cho tốt, gieo nhân tốt, thì kiếp sau hái quả tốt".

Ðôi tình nhân tử tội sống đối diện phòng nhau, chia sẻ trái tim qua những chiếc cửa nhỏ tù đày mỗi đêm. Họ trao cho nhau những ước mơ ở kiếp sau, được lấy nhau và chọn những đêm trăng trên sông Hồng là nơi hò hẹn.

Họ vẫn cố thét lên những chữ chờ đợi nhau khi đám công an dùng vũ lực lôi gã tử tội dọc hành lang xà lim 1 để ra pháp trường. Ðó là một nơi, thực ra - dù sống hay chết, dù ở trong hay ngoài song sắt, thì cũng "Ðều là đất thù" mà thôi!

***

Vào Hỏa Lò với Nguyễn Chí Thiện lần này, qua những cảnh tù, ta thấy bật lên những niềm hy vọng bởi lòng tự trọng, bất khuất vẫn còn vươn lên trên những bầm dập của đời tù. Những cán bộ đảng với nếp quen tham ô nhũng lạm - dù còn quyền cao chức trọng bên ngoài hay bị vào rọ Hỏa Lò - đều có cách ứng xử hèn hạ, thượng đội hạ đạp, xu nịnh cấp trên hay quản giáo để mong giữ yên ghế quyền lợi hay được làm tù "tự giác" vừa nhàn vừa được ăn thêm. Ngược lại, những người tù có đời sống tự trọng luôn chối bỏ sự xu nịnh, gian tham khuyến dụ, dám nhìn thẳng đám lãnh đạo u tối mà phê bình, dám can ngăn đám quản tù có hành xử thú vật bất nhân với các tù nhân khác. Họ chấp nhận những oan khiên, cực hình - không vì muốn làm thánh tử đạo, mà chỉ muốn là những hạt cát đính trên bức tường dân chủ tương lai.

Qua Hỏa Lò, Nguyễn Chí Thiện không viết về cuộc đời tù đày của mình - mặc dù danh xưng "tôi" chỉ xuất hiện trong chuyện tưởng nhớ nhà văn thơ Phùng Cung - mà về những người tù mà ông quen ở Hỏa Lò; nhất là những tâm hồn đẹp, rất người, rất Việt Nam mà có lẽ ông cho là một món "nợ tình" phải nói lên, phải ghi lại cho những thế hệ mai sau được cơ hội chiêm nghiệm, nếu may mắn sẽ là những bài học quý giá cho cách ứng xử sao cho có hậu với chính mình, cho tha nhân và cho đất nước.

Có người nói một nhà thơ nổi tiếng ít thành công bằng nghiệp văn xuôi. Nhưng với Nguyễn Chí Thiện, ông viết văn xuôi có lẽ cũng... dễ như những câu thơ được ươm nhiều năm từ Hoa Ðịa Ngục; tập thơ đã đưa ông vào những chấn song thêm mười mấy năm khi cố chuyển vào tòa lãnh sự Anh quốc ở Hà Nội. Ðiều này cũng dễ hiểu vì gần cả một thời thanh xuân ông đã phải sống với nỗi chết thường trực vây quanh.

"Trăng Nước Sông Hồng" ở chương cuối, cho thấy đất nước Việt Nam vẫn còn chế độ bạo ngược hoành hành. Nhưng tác giả vẫn cho thấy niềm tin của nhiều người, kể cả tù nhân cán bộ, đảng viên, về một ngày mai tươi sáng của dân tộc sẽ phải đến. Như "Gã tù trưởng": "Cộng sản thì chỉ thuần túy dùng lừa bịp, áp chế, bạo lực... Chúng tồn tại không lâu nữa. Ðó là điều chắc chắn". Hoặc như chính tác giả "hằng mơ ước một ngày không xa, quê hương Việt Nam yêu dấu được tự do...". Ước mơ đó sẽ thành hiện thực "Khi dân hết sợ là Ðảng hết thở"...

Thái Bình

TAU CONG GIET VIET CONG MA VIET CONG VAN NHO ON DOI DOI

Giỗ cha con mèo
Đỗ Thái Nhiên

Mèo to lớn hơn chuột rất nhiều lần. Mèo thường xuyên hiếp đáp chuột, ăn tươi, nuốt sống chuột. Mèo cư xử với chuột chẳng khác nào đại Hán cư xử với tiểu quốc. Dưới mắt chuột, mèo là kẻ thù truyền kiếp, kẻ thù không đội trời chung. Quan hệ cực kỳ tệ hại giữa mèo và chuột đã được giới bình dân đai chúng Việt Nam diễn tả bằng bốn câu ca dao nghe như đùa nhưng vô cùng thâm thúy. Ca dao rằng:

“Con mèo trèo lên cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà,
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”

Bốn câu ca dao vừa trích dẫn cho thấy mèo vẫn bị xem như một động vật. Đứng trước danh từ “mèo” là loại từ “con”. Riêng loài chuột lại được nâng lên làm người và được thân mến gọi bằng “chú”, chú chuột. Người đời thường cúng giỗ người quá cố bằng xôi, chuối; bằng hoa tươi, trái ngọt. Riêng chú chuột, chú đã “chơi khăm” con mèo thông qua sự việc “giỗ cha con mèo” bằng mắm với muối. Hẳn nhiên mắm và muối không thể là hai phẩm vật đáng được đặt lên bàn cúng. Nói đúng hơn, chuột chẳng những không bao giờ “giỗ cha con mèo” mà còn dùng mắm và muối để nguyền rủa dòng họ nhà mèo. Cúng giỗ là một hình thức tri ân. Chuột không thể tri ân mèo vì đã “có công” tìm và tiêu diệt chuột từ đời này qua đời khác. Hận thù chỉ nên giải chứ không nên buộc. Thế nhưng ngày nào mèo còn ăn tươi nuốt sống chuột, ngày đó chuột còn có nghĩa vụ nuôi lòng hận thù mèo. Lòng hận thù trong trường hợp này là một loại vũ khí tinh thần giúp loài chuột bảo vệ nòi-giống-chuột.


Nói về tương quan lực lượng, quan hệ giữa chuột với mèo chẳng khác nào quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Trong khi chuột dứt khoát hận thù mèo thì CSVN đã ứng xử như thế nào đối với Trung Quốc? Câu trả lời nằm trong các bản tin sau đây:

I. Tin tức cấp xã

Ngày 17 tháng 02 năm 2009, kỷ niệm 30 năm Trung Quốc đánh Việt Nam dưới danh nghĩa “Dạy cho Việt Nam một bài học”. Vào dịp này, ngày 10/02/09, ban văn hóa tư tưởng, trực thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN đã nghiêm khắc ra lệnh cấm hệ thống truyền thông Việt Nam tuyệt đối không được nhắc đến biến cố đẩm máu Hoa Việt 17/02/09. Thi hành mệnh lệnh vừa kể, mọi ý muốn cúng giỗ hàng vạn đồng bào thân yêu đã vị quốc vong thân từ chiến trận 1979 đều bị dẹp bỏ. Rõ ràng là CSVN đã buộc mọi người Việt Nam phải “Khép lại quá khứ” trong tận cùng của tức tưởi. Tuy nhiên, hướng về Trung Quốc, quá khứ lại được long trọng mở rộng ra: Giáp ranh với tỉnh Cao Bằng, Việt Nam, trên lãnh thổ Trung Quốc, có một nghĩa trang tên gọi là Nghĩa Trang Long Châu. Nghĩa trang này có hai đặc điểm:

1) Thứ nhất: Đây là nơi chôn cất những binh lính Tàu bị tử trận trong cuộc chiến Việt Hoa tháng 02/1979. Nghĩa trang Long Châu thuộc Quảng Tây Trung Quốc, nhưng trên bảng tên của nghĩa trang, ngoài chữ Hán còn có hàng chữ viết bằng tiếng Việt, ghi là: “NGHĨA TRANG LIỆT SĨ TRUNG VIỆT”. Như vậy lính Tàu xâm lược Việt nam năm 1979 với phương châm “Phá sạch, giết sạch”, nay nghiểm nhiên trở thành liệt sĩ Trung Việt.

2) Thứ hai: Giết sạch nói ở đây chính là giết sạch nhân dân xã Đề Thám, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Thế nhưng, điều khó tin nhưng có thật đã xảy ra: nhân kỷ niệm 30 năm đại họa xâm lược 1979, “Đảng Ủy, UBND, Hội đồng Nhân Dân, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc xã Đề Thám” đã kính viếng “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trung Việt” một vòng hoa với dòng chữ “Đời Đời Nhớ Ơn Các Liệt Sĩ Trung Quốc”.



II. Tin tức cấp thủ đô

Đầu tháng 02/2009, báo Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của thành ủy Hà Nội, đã phổ biến một bài viết mang tựa đề: “Thu Phục Tướng Tài”. Bài này hết lời ca tụng tên tướng Hứa Thế Hữu của Trung Quốc. Tên tướng này tháng 02/1979 đã từng chỉ huy quân Tàu tàn phá Cao Bằng Lạng Sơn, chặt đầu vô số thường dân Việt Nam ở thôn Tổng Chúc.

III. Tin tức cấp trung ương

Trung tuần tháng 02/2009 dư luận trong nước tỏ ý bất bình cao độ trước sự việc nhà xuất bản Văn Học liên kết với công ty Văn Hóa Phương Nam xuất bản và phát hành bản dịch Việt ngữ tác phẩm “Ma Chiến Hữu” của nhà văn Trung Quốc tên là Mạc Ngôn. Tác phẩm này ca tụng những tên lính Trung Quốc đã tham dự trận chiến tiêu diệt “bọn man di” và đã ngã gục trong cuộc chiến kia như những anh hùng vĩ đại. Ban Văn Hóa Tư Tưởng Trung Ương của CSVN mặc nhiên chấp nhân sự phổ biến rộng rãi “Ma Chiến Hữu” trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Có thể nói được rằng: nguyên nhân trọng yếu làm cho dư luận phẩn nộ là phần nhận định của nhà xuất bản về “Ma Chiến Hữu” đăng ở bìa sau của tác phẩm. Nhận định đó như sau: “Một cách nghĩ khác về chiến tranh, một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng, cuộc đối thoại giữa hai cõi âm dương, sự vướng lụy giữa con người và ma quỷ”. Nhận định vừa kể đã đối diện với hai phản biện:

1) Chiến tranh tháng 02/1979 hiển nhiên là cuộc chiến xâm lược của bành trướng Bắc Kinh. Đương đầu với họa xâm lược, toàn dân Việt Nam đều có nghĩa vụ chông xâm lược. Không thể có”một cách nghĩ khác” về xâm lược. Vả lại nếu chấp nhận “một cách nghĩ khác” về chiến tranh tháng 02/1979 tai sao tháng 12/2008 khi tiểu thuyết “Rồng Đá” xuất phát từ cuộc chiến 1979 của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành thì cả nhà xuất bản lẩn nhà văn đều bị chế độ Hà Nội đánh đấm bằng đủ loại hình phạt?

2) Trong chiến tranh tháng 02/1979 không thể có “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng.” Ở vào trường hợp chiến tranh xâm lăng và chống xâm lăng, anh hùng phải là những người Việt Nam đã bảo vệ bờ cõi Việt Nam bằng chính sinh mạng của mình. Anh hùng không thể có mặt trong đội quân xâm lăng.

Kiểu nói “một cách nghĩ khác” hoặc “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” chẳng qua chỉ là những xảo thuật được chế độ Hà Nội xử dụng với mục đích biến quân xâm lược Bắc Kinh thành những bậc anh hùng Trung Quốc. Từ đó chống xâm lăng đại Hán bị xem là đã chống anh hùng Bắc Triều. Từ đó nhiệt tình chống Bắc xâm của quần chúng Việt Nam dần dần suy tàn. Và từ đó lính Tàu bước vào lãnh thổ Việt Nam thong dong như bước vào vùng đất không người.

Tóm lai, từ xã ấp cho đến thủ đô Hà Nội, lên tận trung ương đảng, đâu đâu CSVN cũng tận tình thuyết phục người dân hãy cùng với đảng thể hiện tấm lòng tuyệt đối trung thành với mẫu quốc Trung Hoa. Bao giờ cũng phải tôn kính người Trung Quốc. Bao giờ cũng phải tích cực xóa bỏ tư tưởng thù ghét Trung Quốc xâm lược.

Ngày xưa Lê Chiêu Thống bị nhân dân Việt Nam nguyền rủa vì đã “rước voi về dày mã tổ”. Ngày nay, muốn đo lường tội phạm phản quốc của CSVN, người Việt Nam cần lấy tội “rước voi” của Lê Chiêu Thống nhân lên gấp ba lần:

1) Một là CSVN dâng đất, dâng biển cho “voi”. Mở cửa biên giới cho “voi” tự do tràn ngập lãnh thổ của Ông Cha.

2) Hai là CSVN thẳng tay đàn áp, đàn áp rất dã man người Việt Nam nào dám chống Trung Quốc, dầu chỉ là chống đối trong tư tưởng.

3) Ba là CSVN tôn thờ quan thầy Trung Quốc đến độ họ đã và đang tìm đủ mọi phương cách nhằm đẩy nhân dân Việt Nam phải phục tòng Trung Quốc hiểu theo nghĩa “tâm phục”, dầu chỉ là tâm phục do tác động của nhồi sọ. Đó là lý do giải thích tại sao toàn bộ guồng máy thông tin, tuyên truyền của CSVN không ngừng vận dụng nhiều phương tiện tác động tâm lý khác nhau với mục đích làm cho người Việt Nam thành thực tin rằng Trung Quốc là đất nước của vĩ đại. Dân Trung Quốc thông minh và lương hảo. Lính Trung Quốc thiện chiến và anh hùng. Trung Quốc là đại ân nhân của Việt Nam. Tất cả những tuyên truyền dối trá vừa kể là những viên thuốc độc xoi mòn dần dần nhưng sâu rộng ý chí chống giặc Bắc xâm trong tâm khảm của quần chúng Việt Nam.


Trở lại với câu chuyện chuột và mèo trong ca dao Việt Nam. Chú chuột đã dùng bức tranh hài hước “Giỗ cha con mèo” để nguyền rủa dòng họ nhà mèo. Chú chuột nuôi dưỡng quyết tâm chống mèo để bảo vệ nòi giống chuột. Mang hình ảnh “Giỗ cha con mèo” đặt cạnh vô số hoạt cảnh tâng bốc Trung Quốc do đảng CSVN tận tình thủ diễn, dư luận nhận ra ngay rằng quả tim của CSVN đã hóa vôi, bộ óc của CSVN hiển nhiên không thể lớn hơn bộ óc của loài chuột.

Đỗ Thái Nhiên

VIET CONG QUY LAY HOANG DE CHO TAU CONG

Hoàng Đế chóTrung Quốc Muốn Gì?
Hoàn Nguyên

Việc đầu tiên là TQ (HĐchóTQ) muốn có tên đàn em dễ sai bảo, nói cho rõ là muốn có một bầy nô lệ và một bộ chính trị thái thú. Việc thứ nhì là HĐchóTQ ra lệnh cho bọn thái thú CSVN triều cống tài nguyên và khoáng sản của VN mà không cần phải hao tốn súng đạn và nhân mạng để xâm chiếm. Dưới thời phong kiến, 1000 năm đô hộ, người Tầu đã mất đi rất nhiều sinh mạng trong cuộc chiến xâm lược để chiếm giữ và cướp bóc tài sản của dân Giao Chỉ. Dưới thời đại CS Hồ Chí Minh thì HĐchóTQ chỉ cần một bầy thái thú Việt cộng là đã cướp được tài nguyên của VN.

Triều Cống Lãnh Thổ Và Tài Nguyên

Ngày xưa hai bà Trưng khởi nghĩa để chống lại tên thái thú Tô Định là người Tầu. Ngày nay bộ chính trị ĐCSVN đã làm thái thú cho Tầu và biến dân VN thành nô lệ. ĐCSVN cung cấp lao nô, nô lệ tình dục, nô lệ kinh tế và nô lệ chính trị. HĐchóTQ muốn chiếm lấy tài nguyên của VN thì chỉ cần chỉ tay ra lệnh thì bọn thái thú lập tức dâng hiến. Trong vòng 20 năm qua thì HĐchóTQ cứ tiệm tiến mà cướp dần tài nguyên của VN. HĐchóTQ vô hải phận VN để đánh bắt hải sản nên đã ra lệnh cho bầy thái thú ký hiệp ước triều cống vùng đánh cá chung ở vịnh Bắc bộ. Thế là người TQ vào vùng biển VN bắt cá, cua, tôm, mực, bào ngư trị giá hàng tỉ mỹ kim mà đem về mẫu quốc. Ngư phủ VN mà vô tình đến gần vùng đánh cá chung là bỏ mạng. Bọn TQ thì đâu bắn giết hết ngư phủ VN, phải chừa vài người chạy về mách lại với bà con lối xóm và chỉ cho biết rõ đâu là vùng cấm, chỉ dành riêng cho công dân của HĐchóTQ. Mặc khác HĐchóTQ lại ra lệnh cho bọn thái thú đàn áp, bịt mồm, bỏ tù, đánh đập ngư phủ VN và cấm họ than van, khóc lóc, cấm họ không được trả lời phỏng vấn của đài phát thanh, cấm họ đau khổ vì gia đình có người chết oan dưới lằn đạn của kẻ xâm lăng. Khi HĐchóTQ muốn mở rộng bờ cõi về hướng Nam thì các thái thú CSVN lại đồng ý ký kết thỏa hiệp cắm lại cột phân định lằn ranh biên gìới giữa Tầu và VN. Khi nghe biển Đông của VN có dầu hỏa thì HĐchóTQ ra lệnh cho bọn thái thú phải dẹp hết hợp đồng tìm kiếm và khai thác dầu hỏa với công ty dầu British Petroleum. Ngài Thủ Tướng thái thú được gọi về chầu HĐchóTQ và sau khi ngài Thủ Tướng nhận được chiếu chỉ của Hoàng Thượng thì lập tức có tin là TQ sẽ khai thác dầu ở biển Đông. Bìển Đông ở đây đồng nghĩa với khai thác dầu trong lãnh hải VN mà chả nghe ký kết hợp đồng hay hợp kín gì cả. Giờ đây HĐchóTQ lại muốn vào sâu trong lãnh thổ VN để lấy quặng mỏ nhôm. Giã tâm cướp tài nguyên của HĐTQ đối với VN ngày càng trắng trợn và bọn thái thú hay Hán ngụy trong bộ chính trị CSVN càng lúc càng bỉ ổi, quỵ lụy, hèn nhát và là một bọn mãi quốc cầu vinh.

Nô lệ kinh tế

Hàng hóa TQ thì cứ tha hồ tràn vào VN và giết chết những xí nghiệp VN làm cho công nhân VN thất nghiệp khiến họ phải đổi đời bất đắc dĩ. Đời sống công nhân đã khổ càng thêm khổ. Bắt các nhà đấu tranh dân chủ thì các tên thái thú chứng tỏ tài nghệ rình mò, theo dõi, áp bức, đàn áp trên cả tuyệt vời nhưng bắt hàng lậu từ TQ tràn qua biên giới thì đảng đui mù. VN có món hàng xuất cảng qua TQ rất ăn khách là phụ nữ trẻ tuổi, con nhà nghèo. Cả bộ chính trị thái thú làm ăn phát đạt nhờ làm ma cô. Kết quả kinh tế của 100 năm trồng người là nhập hàng và xuất gái. Như thế thì nô lệ kinh tế kéo theo nô lệ tình dục. Đảng CSVN ngày nay làm thương mại rất ưu việt theo mô hình kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. CSVN nhập cảng TV, tủ lạnh, điện thoại, xe hơi, vật liệu xây dựng, rượu, thuốc lá, các dàn âm thanh nổi, hệ thống tường lửa ngăn chận internet, máy chụp hình, máy quay phim. Bọn thái thú ma cô cho xuất cảng gái, lao động, dầu thô, áo quần và hải sản và sắp đến là bauxite. Nhìn đi nhìn lại những nhà kinh tế kinh tế đại tài CSVN chỉ xuất cảng được những thứ trời cho và mua vào những thứ nhân tạo và đó là kết quả 100 năm trồng người ngu của bác Hồ. Cứ đem tất cả những nhà thông thái trên thế giới mà giao cho CS quản lý thì chỉ 5 năm sau, họ 50% sẽ trở thành thuyền nhân và 40% ở tù vì phát biểu linh tinh và 10% trở thành ma cô và tham nhũng. Người CS thì vẫn nói “ra ngõ gặp anh hùng” ngày nay phải đổi lại cho hợp thời trang XHCN là “vô đảng gặp tham nhũng, vô khám gặp anh hùng”. Luật sư Lê thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, Bác Sĩ Lê Nguyên Sang, nhà báo Đìếu Cày, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đều là anh hùng mà chỉ có thể gặp trong khám.

Nô lệ chính trị

Nhân dân ta anh hùng và thắng 3 đế quốc nghe rất oai hùng nhưng cứ so sánh lá quốc kỳ của TQ và lá cờ đỏ sao vàng của CSVN thì đã thấy sự nô lệ kiểu cờ mẹ đẻ cờ con. TQ thì cờ đỏ có 5 sao vàng, VN cũng cờ đỏ và một sao vàng. Tất cả quốc kỳ của các xứ cộng sản chỉ là các con tương cận. Đất nước ta thống nhất và độc lập nhưng dân ta thì không được quyền bầu cử Thủ Tướng, Chủ Tich Đảng, Chủ Tịch Nhà Nước. Các chức vụ này phải do HĐTQ chỉ định như các thái thú Tầu nhưng họ Việt. Ôi thật mỉa mai, chưa hết kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì nay ĐCSVN lại cho ra đời cái quái thai “Độc Lập Theo Định Hướng XHCN” mà HĐTQ bảo triều cống biển là dạ dạ để em làm, HĐTQ bảo triều cống dầu hỏa và bauxite thì thái thú CSVN liền muôn tâu bệ hạ để em sai bọn dân giao chỉ khai thác và dâng hiến.

Ngày xưa Tô Định bắt dân giao chỉ xuống biển mò ngọc trai, lên rừng lấy ngà voi, mật gấu, nuôi tằm lấy tơ dệt lụa mà triều cống. Tô Định bắt gái đẹp mang về Tầu cho các quan. Ngày nay đảng CSVN thì triều cống bauxite, hải sản và bắt gái đẹp sang bán cho TQ. Chỉ có cái khác biệt giữa xưa và nay là ngày xưa các cô gái đẹp được triều cống cho quan mà ngày nay thì hạng cùng đinh, bệnh truyền nhiễm cũng được gái Việt phục vụ. Hồ Chí Minh đã trồng lên ĐCSVN một bầy quỷ chứ không phải người. Cây nào thì giống ấy. HĐTQ chỉ muốn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và gái đẹp của VN mà không cần phải tổn thất một viên đạn. Bọn Hán ngụy trong bộ chính trị ĐCSVN đều hồ hởi, phấn khởi và nhất trí triều cống. HĐTQ chẳng cần phải mang quân xâm lăng làm gì cho hao tổn nhân lực mà chỉ cần ra lệnh cho các tên thái thú là xong. Nô lệ chính trị thì nguy hiểm như thế đó.

"Bác Hồ" có công rước Tầu thì con cháu "Bác" có công triều cống. TQ chỉ cần tài nguyên của VN mà bọn thái thú thì quỳ gối dâng hiến thì hà cớ gì phải đánh chiếm làm gì cho mệt. Bọn thái thú CSVN đã dâng hiến cả đất nước cho HĐTQ. Tôm cá thì được đánh bắt tự do, dầu hỏa và bauxite thì được khai thác thả dàn như chốn không người. Bọn Việt cộng nô lệ chính trị và nô lệ kinh tế. Mặt khác thì cứ bắt người yêu nước bỏ tù nên các nước trên thế giới đều không ưa và nhất là NVHN luôn luôn chống đối. CSVN như con cá nằm trên thớt và đầu bếp Tầu cứ tha hồ chặt, tha hồ xào nấu. Nhưng cái khổ nhất chính là dân đen phải làm hết sức để cung cấp nguyên liệu cho HĐTQ hưởng. Dân Việt đâu rồi? Hãy khởi nghĩa để diệt bầy thái thú CSVN như ông cha đã làm. Lê Chiêu Thống đã chạy sang Tầu trốn biệt và sắp đến là bộ chính trị thái thú CSVN.

Hoàn Nguyên