Thứ Tư, 17 tháng 12, 2008

DUOI SU HO TRO CUA NGA TAU, HO CHI MINH DA TIEU DIET CAC DANG PHAI QUOC GIA CHONG PHAP

2. Quốc Dân Đảng Việt Nam, hay Mặt Trận Quốc Dân Đảng, một kết hợp chính trị của các chính đảng quốc gia yêu nước, khắc tinh của chế độ Việt Minh

Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam, và Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh nhằm chống lại chế độ bạo tàn của Việt Minh Cộng Sản giai đoạn 1945-46 mà sáng kiến tiên khởi là do Trương Tử Anh đề ra.

Trương Tử Anh tên thật Trương Khán, bí danh Phương thường gọi là Cả Phương hay Cả Khán, sinh năm giáp dần 1914 tại làng Mỹ Thạnh, xã Hoà Phong, quận Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, con cụ ông Trương Bội Hoàng và cụ bà Nguyễn Thị Miên. Tổ tiên Trương Tử Anh cũng theo đòi khoa bảng với nội tổ là cụ Trương Chính Đường có chức Đề đốc vì ứng nghĩa Cần Vương năm 1885. Cụ có công trong việc lập nên Hội Văn Phổ Phú Yên, dựng Văn Chỉ ở núi Nhạn Tháp, xây Văn Miếu ở núi Cẩm Sơn, xã Hoà Quang, Tuy Hoà. Ông nội của Trương Tử Anh là cụ Trương Dụng Triều cũng là một nhà nho có ít nhiều công lao xây dựng, kiến thiết xóm làng. Thân sinh của Trương Tử Anh là cụ Trương Bội Hoàng, là một nhà nho có tân học, kết giao với các nhà cách mạng Việt Nam.

Thuở nhỏ Trương Tử Anh học Tiểu học ở Trường Phủ tại Thị xã Tuy Hoà, học Trung học tại Quy Nhơn và Huế, đến năm 1934 theo học Luật khoa tại Trường Đại Học Đông Dương, Hà Nội. Năm 1936, nghiên cứu các triết thuyết và thảo luận quan điểm đấu tranh với các bạn bè, ông đưa ra một chủ nghĩa mới gọi là chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn mà “lập luận căn bản dựa trên tinh thần dân tộc” [19] với bản thảo viết bằng tiếng Pháp. Trong những trang bút tích còn để lại, Trương Tử Anh đã nhận xét rằng: “Mỗi nước trên thế giới đều có một hay nhiều dân tộc khác nhau. Một chủ nghĩa chính trị muốn được thành công tất phải căn cứ vào những yếu tố kể trên mới mong được dân chúng ủng hộ và có thể đem ra áp dụng được...” và ông khẳng định: “...Các chủ nghĩa đã xuất hiện trên thế giới đều không thích hợp với dân tộc ta.” [20] Các chủ nghĩa mà Trương Tử Anh nêu ra đó là chủ thuyết Cộng Sản và chủ nghĩa Quốc Xã là những lý thuyết rất thịnh hành lúc bấy giờ.

Ngày 10/12/1938, ông công bố chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn và năm sau, 1939 đưa ra bản Tuyên cáo Quốc dân thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng. Trong bản Tuyên Cáo đó, Trương Tử Anh giải thích rằng: “Hai tiếng Đại Việt nêu cao ý chí tự cường, tự lập và cái hùng tâm muốn cho quốc gia mạnh mẽ lên và bành trướng mãi ra. Ba chữ Quốc Dân Đảng tỏ rằng Đảng này không phải của riêng giới nào, mà là của toàn thể dân tộc.” [21]

Được thành lập do nghị định số 1514a của Toàn quyền Paul Beau (1902-1908) ký ngày 16/5/1906, trường Đại học Đông dương ra đời quy tụ hầu hết sinh viên ba kỳ kể cả Cao Miên và Lào nhằm lôi kéo thành phần trí thức trẻ vào các môi trường giáo dục của người Pháp. Về sau Toàn quyền Klobukowsky ký lệnh bãi bỏ rồi lại được Toàn Quyền Albert Sarraut cho phép mở lại vào năm 1918. Đây là môi trường văn hoá đồng thời cũng là môi trường chính trị thuận lợi cho các tổ chức đấu tranh, và Trương Tử Anh đã tận dụng thời điểm để tuyên truyền, vận động cho tổ chức của mình.

Cơ cấu Trung Ương đầu tiên gồm các ông: Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Phạm Cảnh Hoàn, Trương Bá Hoành, Đặng Vũ Trứ, Nguyễn Sơn Hải, Tạ Thành Châm, Phan Bá Trọng, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Định Quốc, Võ Văn Hải, Nguyễn Văn Viễn, Đặng Xuân Tiếp, Giáo Lai, BS San.

Đảng kỳ là nền đỏ giữa có vòng tròn xanh nằm trong là ngôi sao trắng. Đây là đảng kỳ do chính Trương Tử Anh vẽ ra, được treo tại trụ sở Tỉnh bộ ĐVQDĐ Phú Yên (được coi như Tổ đình của Đại Việt) và sử dụng cho toàn đảng Đại Việt từ năm 1939 đến về sau.

Đảng ca là bài Cờ sao trắng.

Một cuốn sách nhỏ thứ hai dành riêng cho đảng viên chỉ dẫn về cách tổ chức và phương pháp sinh hoạt của Đảng với đơn vị căn bản là Chi bộ rồi lên đến Khu bộ và cao hơn hết là Trung ương Đảng. Phép tổ chức là của một đảng cách mạng bí mật, nguyên tắc phân cách các đơn vị được ghi chú cẩn thận. Chức vụ lãnh đạo cơ sở hạ tầng được luân phiên trao cho các đảng viên để mọi người trở nên thành thạo với đảng vụ. Kỷ luật đảng trong thời đó rất cứng rắn, chấp nhận cả hình phạt tối đa là tử hình đối với những phần tử phản quốc và phản đảng.

Chẳng bao lâu, cơ sở của Đại Việt Quốc Dân Đảng bành trướng nhiều nơi trong nước nhờ vào thành phần trí thức, sinh viên theo học ở Hà Nội gồm trên ba miền Bắc, Trung, Nam kể cả Lào và Căm Pu Chia với các tổ chức trại hè, lửa trại, diễn thuyết, tổ chức các cuộc lễ mang tính lịch sử như Lễ giổ tổ Hùng Vương, kỷ niệm Lễ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung v.v... mục đích nhằm chống lại phong trào thể thao Ducouroy do thực dân Pháp tài trợ và khuyến khích để lôi cuốn thanh niên.

Một chứng nhân lịch sử, Đặng Văn Sung (1916 (?)-1998) nhà báo, cựu nghị sĩ VNCH, hoạt động cùng thời với Trương Tử Anh tại Hà Nội năm 1943 cho biết: “Lý thuyết Đảng hồi đó tôi được đọc qua một tập nhỏ lớn cỡ quyển lịch gập đôi lại, dày đâu mươi trang. Cái quan trọng nhất là không Mác xít. Tôi tuyên thệ với Trương Tử Anh và chỉ biết thêm một đảng viên khác là ông Hướng, người giới thiệu tôi. Tôi chưa dự một sinh hoạt đảng nào theo kiểu họp hành có bí thư chi bộ, tỉnh bộ, có báo cáo kiểm điểm công tác...”[22]

Nói về phong thái bề ngoài của Trương Tử Anh, Đặng Văn Sung cho biết như sau: “Đó là một người tầm thước, chắc chắn, nước da ngăm đen, biết mình nói gì và quan trọng hơn cả là biết nghe, nhất là những lời phê bình hợp lý.” [23]

Trong hồi ức Việt nam, một thế kỷ qua, Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, là em út của nhà văn Nguyễn Tường Tam, vốn là những người từng hoạt động với Trương Tử Anh, đã ghi lại hình ảnh về Đảng trưởng Đại Việt như sau: “Anh Trương Tử Anh là người có vóc dáng trung bình, khuôn mặt vuông, rắn chắc, đôi mắt đầy vẻ nghị lực và tự tin. Anh nói không nhiều nhưng mỗi câu đều chắc nịch, có sức thuyết phục... Phát triển nhiều trong trường đại học. Tại trường thuốc có anh Nguyễn Sĩ Dinh cùng lớp với tôi, và mấy anh dưới một lớp như Nguyễn Tiến Hỹ tự Phan Trâm, Nguyễn Tôn Hoàn, Đặng Văn Sung... Ngoài ra còn có anh Bùi Diễm...” [24]

Với cuốn hồi ký chính trị Gọng kìm lịch sử, tác giả Bùi Diễm cho biết cuộc gặp gỡ lần đầu của ông với Đảng Trưởng Trương Tử Anh đã để lại dấu ấn khó phai nhạt trong ký ức của mình: “Cuối năm 1944 và bước sang 1945, sau một thời gian hoạt động trong tiểu tổ của đảng Đại Việt, tôi bắt đầu cảm thấy là phạm vi hoạt động chật hẹp quá, ngoài ra tôi còn thấy nhiều người nói tới ông Trương Tử Anh, đảng trưởng Đại Việt, một người mà các đồng chí vẫn thường kính cẩn gọi là Anh Cả Phương. Từ đó một ý kiến nẩy ra trong đầu tôi là phải cố gắng gặp ông cho kỳ được. Lúc đầu tiên thì thật là khó khăn. Hỏi ai thì câu trả lời cũng là: “Không được đâu! Phải qua hệ thống chứ!” Một đôi khi vì nôn nóng muốn được gặp ông, tôi bắt đầu tự hỏi rồi đây nếu không được gặp, thì liệu có còn đủ tin tưởng tiếp tục hoạt động không? Nhưng rồi không bao lâu sau, do một sự tình cờ, ngẫu nhiên tôi được toại nguyện và từ đó có duyên may làm việc gần ông trong suốt thời gian trước khi ông bị mất tích cuối năm 1946.

Một hôm tôi đến chơi nhà một người bạn cũ cùng học trường Bưởi, ban Toán năm Tú Tài phần hai. Tên anh là Phúc, ở trường chúng tôi thường gọi anh là Phúc Toét. Tuy không biết chắc, tôi vẫn ngờ ngợ anh cũng là người trong đảng. Nên nhân dịp trên đường về nhà, tôi ghé qua thăm anh. Khi tới, thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa, vì thấy hai người bạn khác mà tôi biết đích là đảng viên, cùng ngồi họp ở phòng bên trong với một người đã đứng tuổi, dong dỏng cao, trán hói, mắt sáng. Phúc chạy ra và bảo tôi lúc khác trở lại. Tôi hỏi ai đó, thì Phúc một phần vì biết tôi đã lâu và một phần khác có lẽ cũng buột miệng nên trả lời rằng: “Anh Cả Phương đấy chứ ai!” Thế là tôi khựng lại, nhất định không chịu đi nữa. Và Phúc cũng phải chịu, không đẩy tôi đi được.

Trái với sự tưởng tượng trong đầu óc tôi, ông Trương Tử Anh trong buổi gặp mặt ban đầu không có dáng nghiêm nghị, lạnh lùng của một lãnh tụ. Ông tỏ ra dễ dãi, cởi mở và thân mật. Ông mỉm cười và tôi nhìn thấy qua ánh mắt tinh anh của ông, có sức gì thu hút khiến tôi cảm thấy ông là người tôi có thể tin tưởng và theo được. Ông hỏi tôi là đã thấu hiểu được lý thuyết Dân Tộc Sinh Tồn của đảng chưa, và khuyên tôi nên hỏi Phúc nếu còn điều gì chưa hiểu.

Lúc đó tôi còn trẻ, lại thêm tính hiếu thắng, nên ông chưa nói hết, tôi thưa lại ngay: “Phúc cùng học với tôi, về môn triết học hắn còn thua tôi thì còn giúp gì được tôi!” Không hiểu ông Trương Tử Anh nghĩ gì về phản ứng bất ngờ và ngây ngô của tôi, nhưng ông phì cười rồi bảo tôi: “Thôi được rồi, tôi sẽ gặp anh sau”. Tôi ra về, mừng quá, rồi như qua một thứ trực giác nào đó, tôi nghĩ là đã tìm được người gửi gắm niềm tin tưởng của tuổi trẻ.” [25]

Ngày 4/10/1941 Trương Tử Anh bị Pháp bắt, đày lên Hoà Bình đến tháng 7 năm 1942 mới được thả ra nhưng bị chuyển về Phú Yên quản chế. Tại đây Trương Tử Anh đã trực tiếp lãnh đạo 20.000 nông dân Phú Yên, cùng với Tỉnh bộ Đại Việt QDĐ chống lại tập đoàn tư bản Pháp – Hoà Lan trong Công Ty Đường (Société Sucrière d’Annam) vì họ sang đoạt đất đai của nông dân để trồng mía. Đầu năm 1943, ông trốn ra Bắc và hoạt động trở lại, bị Pháp bắt giam rất nghiêm ngặt nhưng cơ sở đảng đã tổ chức giải thoát cho ông và bị tra tấn đến thọ bệnh nên ông phải giả điên để được đưa tới chữa tại nhà thương Cống Vọng gần Hà Nội (bệnh viện René Robin). Ngày 2/9/1944 ông trốn khỏi nhà thương này cho đến sau ngày Nhật đảo chính Pháp ông mới xuất hiện trở lại.

Từ sau cuộc diện kiến bất ngờ nói trên, tác giả Bùi Diễm cho biết ông có dịp may làm việc với Đảng Trưởng trong nhiều công tác. Trương Tử Anh lúc bấy giờ lo tổ chức một số căn cứ như ở Bắc Giang và Thanh Hoá nên điều động ông Bùi Diễm vào Thanh Hoá để tăng cường cho cơ sở vùng này nhưng sau đó lại thay đổi ý kiến và đưa ông vào Huế liên lạc với cụ Trần Trọng Kim, về sau lại đưa ông Bùi làm liên lạc viên với Phan Kế Toại đang được cử làm Khâm sai tại miền Bắc. Tác giả Gọng kìm lịch sử cho biết cảm tưởng của mình đối với Trương Tử Anh:

“Càng được dịp làm việc gần ông, tôi càng khâm phục ông là người có đảm lược. Về cá nhân ông, người ta chỉ biết ông sinh trưởng ở miền Trung và đã tham gia cách mạng từ lúc còn trẻ, tuy nhiên ai cũng cảm thấy ông là người có khí phách và bản lãnh. Với một vẻ mặt trầm tĩnh và quắc thước, ông là một nhà lãnh đạo thông minh, tự tin là có khả năng góp phần vào việc xây dựng lại đất nước.” [26]

Ngày 22/2/1945, Trương Tử Anh cử hai đảng viên cao cấp là Nguyễn Sĩ Dinh và Phạm Cảnh Hoàn tức Phạm Hy Tống (hay Phạm Nguyên Cảnh) kết hợp với Nguyễn Tường Long (Đại Việt Dân Chính Đảng), Nguyễn Xuân Tiếu (Đại Việt Quốc Xã Đảng), Lý Đông A tức Nguyễn Hữu Thanh (Đại Việt Duy Dân Đảng), cùng nhóm Ngô Thúc Địch, Nhượng Tống, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp thuộc Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng để thành lập một mặt trận chính trị mới đặt tên là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, cử Nguyễn Xuân Tiếu tức Nguyễn Lý Cao Kha, tức Tiếu Rùa làm Chủ Tịch liên minh này. Về sau Nguyễn Xuân Tiếu có ý đi với Nhật nên Đại Việt Quốc Dân Đảng rút ra khỏi mặt trận này vì sợ mang tiếng là người của Nhật.

Sự hình thành một mặt trận chính trị chung giữa ba chính đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính Đảng khởi đầu từ ngày 12/4/1945 khi Đảng Trưởng Trương Tử Anh gửi một phái đoàn sang Trùng Khánh (Trung Quốc) thương nghị với cấp lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính Đảng để thành lập một tổ chức chung lấy tên là Quốc Dân Đảng. Bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ trong cuộc gặp Nguyễn Tường Tam ở ga Khai Viễn, Vân Nam thẳng thắn duyệt lại quá trình phát triển của Đại Việt Dân Chính tại quốc nội. Từ ngày Nguyễn Tường Tam phải lưu vong đến nay, Đại Việt Dân Chính tại quốc nội không phát triển được, chỉ quanh quẩn trong giới văn học và nghệ sĩ, trong hàng ngũ trí thức mà thôi. Nguyễn Tường Tam cũng công nhận một chính đảng như vậy là không có quần chúng, chỉ có bộ đầu não lãnh đạo. Phải có sự đoàn kết, hợp sức chung của nhiều lực lượng khác nhau nữa mới lãnh đạo được quần chúng. Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, trong cuốn Việt Nam, những ngày lịch sử, cho biết: “Ít lâu sau, anh Tam theo đường Lào Cai về đến Hà nội. Đã gần 5 năm tôi mới gặp lại anh. Cả nhà đều vui mừng. Đương nhiên mừng nhất là chị Tam và các con và bà mẹ. Chúng tôi mừng có người anh về chỉ dẫn hành động. Trông anh gầy và đen nhưng rắn rỏi, ít vẻ thư sinh nho nhã hơn trước. Anh đã dựa vào Đồng minh và đưa tổ chức cũ sáp nhập vào Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhưng tôi xem ra anh không thấy hứng thú lắm với chủ nghĩa tam dân. Chủ trương của anh giống anh Long, tán thành chủ nghĩa dân chủ, xã hội theo lối Tây phương.” [27]

Nhất Linh Nguyễn Tường Tam sinh ngày 25 tháng 7 năm 1906 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Năm 1927 du học Pháp, đậu cử nhân khoa học. Về nước dạy học, làm báo Phong Hoá, thành lập Tự Lực Văn Đoàn (1933). Năm 1939 Nguyễn Tường Tam lập đảng Hưng Việt, sau đổi thành Đại Việt Dân Chính. Năm 1942 Nhất Linh chạy sang Quảng Châu. Trong thời gian từ 1942 đến 1944 học Anh văn, Hán văn, hoạt động trong Cách Mạng Đồng Minh Hội, rồi về Côn Minh hoạt động trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Giữa năm 1945, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Giang với quân đội, nhưng rồi lại quay lại Côn Minh và đi Trùng Khánh. Đầu tháng 6 năm 1946, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội, hợp tác với chính phủ liên hiệp kháng chiến, giữ ghế bộ trưởng ngoại giao, cầm đầu phái đoàn Việt Nam đi dự hội nhgị trù bị Đà Lạt. Được cử làm trưởng phái đoàn đi dự hội nghị Fontainebleau, nhưng ông từ chối và bỏ sang Tàu, gặp cựu hoàng Bảo Đại, và ở lại Trung Hoa bốn năm [28].

Trong bài “Một vài kí vãng về Hội nghị Đà Lạt”, Hoàng Xuân Hãn đã viết về Nguyễn Tường Tam như sau: “Cử chỉ lễ độ, ăn nói chững chàng, trong buổi xã giao hội họp với kẻ chức trách, hoặc phái viên Pháp, ảnh đã có thái độ cử chỉ đoan nghiêm và đúng mức, không làm thẹn chức vụ bộ trưởng Ngoại Giao và chủ tịch phái đoàn Việt Nam.” [29]

Tác giả Nguyễn Tường Bách đã ghi nhận về Nguyễn Tường Tam trong thời gian ở Trung Hoa (1946-51) như sau: “Anh Tam hồi ấy có lẽ vì mệt mỏi nên mắc bệnh suy nhược thần kinh. Mọi người chủ trương anh phải tỉnh dưỡng một thời gian, không nên tham gia những hoạt động có thể đưa lại những kích thích quá mạnh.”[30] .

Năm 1954, Nguiễn Ngu Í ghi lại hình ảnh của Nhất linh với những cảm nhận đầy “bùi ngùi vô hạn” như sau: “Anh dường như yếu nhiều, và chẳng những tay anh hơi run, mà phía dưới hai gò má anh cũng giật lia, giọng anh liu líu, hơi nói chẳng được dài. Và cả người anh một cái gì mệt mỏi, chán chường.” [31]

Trái với hai bức chân dung đầy vẻ chính trị của Trương Tử Anh và Nguyễn Tường Tam khắc hoạ theo ghi nhận của các người đương thời nói trên, hình ảnh của một lãnh tụ quân sự của Vũ Hồng Khanh được ghi lại như sau: “Anh Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ lưu vong của Việt Quốc ở Vân Nam, là người mà chúng tôi nghe tiếng từ lâu và cũng mong anh trở về. Tháng 10, anh theo đường Lào Cai, về nước. Dọc đường anh để lại một số đồng chí họp cùng với các đảng bộ địa phương, dưới sự che chở của quân Vân Nam đã chiếm lĩnh các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì và Vĩnh Yên làm cứ điểm, dựng cờ Việt Quốc, khiến chính quyền địa phương của Việt Minh phải rút ra nông thôn. Đó là những thổ phỉ mà chính phủ tuyên bố nhất định sẽ tiêu diệt. Vũ Hồng Khanh lúc bấy giờ mới hơn 40 tuổi, đã trốn sang Tàu, sau cuộc khủng bố của Pháp năm 1930. Anh đã có công tổ chức đảng trong số đông Việt kiều trên đường xe lửa Hà Khẩu – Côn Minh. Trông anh khỏe mạnh, nước da đen rắn rỏi, đôi mắt bé và lanh lợi. Chủ trương của anh là theo Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, thân Trung Quốc và tất nhiên không tán thành Cộng Sản. Trong hành động, anh tỏ ra rất gan dạ và bình tĩnh. Chỗ yếu của anh lại là nhược điểm chính: Không những không thông thạo về lý thuyết cách mệnh mà còn thiếu nhìn xa trông rộng nên không thể đem đến cho toàn đảng một sách lược đứng đắn, một chiến lược lâu dài. Đối với công tác tuyên truyền, tổ chức ở trong nước, anh lại không am hiểu lắm, nên không đi được đến chỗ thống nhất và tăng cường lực lượng nội bộ. Mà đó mới chính là cơ sở của thắng lợi.” [32]

Vũ Hồng Khanh tên thật Vũ Văn Giản, sinh năm 1901 tại làng Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Yên, theo Nguyễn Thái Học làm cuộc khởi nghĩa 1930, thất bại, lưu vong sang Tàu để tránh thực dân Pháp bắt, về lại VN năm 1945, cùng với Hồ Chí Minh ký hiệp định 6/3/1946 với đại diện Pháp là Sainteny, bị nhiều người phản đối vì cho rằng “họ Vũ đã độc tài, tự ý làm một việc tối quan trọng đến vận mạng Quốc gia, đến Đảng, mà không đưa ra thảo luận trước Tổng Bộ.” [33]

Trong cuốn hồi ức Bác Hồ, những kỷ niệm không quên, Phùng Thế Tài là một cận vệ của Hồ Chí Minh cho biết đã từng có lần đánh lãnh tụ Vũ Hồng Khanh và làm cho các tay em của ông này khiếp sợ. [34]

Sau ngày nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc tại Hà Nội 19/12/1946, Vũ Hồng Khanh trốn sang Tàu, sau về Hà Nội tổ chức lại VNQDĐ, di cư vào Nam năm 1954. Năm 1967, ông ra ứng cử Tổng Thống VNCH và thất cử. Sau ngày 30/4/1975, ông bị CS bắt đi cải tạo nhưng vẫn tỏ rõ được khí phách can trường của một lãnh tụ đảng phái quốc gia. Lúc bấy giờ khoảng tháng 12/1975, tại trại cải tạo Thủ Đức (vốn là Trung tâm Nữ cải huấn Thủ Đức trước 1975) có khoảng trên 400 nhân viên cao cấp và đảng phái VNCH bị giam giữ tại đây (tôi cũng bị giam chung) và đang “học tập” về “10 bài về tội ác của Mỹ Nguỵ”. Cụ Vũ Hồng Khanh bị giam tại buồng số 10 (tôi buồng 6). Một hôm có tên tướng Công an VC Nguyễn Quyết đến thăm trại giam được ban giám thị dẫn đến buồng 10, và mọi tù nhân trong buồng đều buộc hiện diện nghiêm chỉnh để chào Quyết. Khi Quyết đi ngang cụ Vũ, y dừng lại và cất tiếng hỏi: “Anh Khanh, anh mà cũng có mặt ở đây à? Anh vào đây vì tội gì?” Cụ Vũ không trả lời, nên tên Quyết tiến lại gằn giọng một lần nữa mỉa mai: “Anh Khanh, anh tội gì mà vào đây?” Cụ Vũ ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mặt Quyết, trả lời: “Thưa cán bộ, tội làm cách mạng!” Quyết có sắc giận hỏi tiếp: “Anh mà cũng dám nói là làm cách mạng à?” Cụ Vũ hiên ngang đáp lại rõ ràng từng tiếng một: “Thưa cán bộ, năm 1927, khi chưa có cái gọi là Đảng Cộng Sản Đông Dương, một số anh em chúng tôi đi theo Nguyễn Thái Học, thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, lập chiến khu, tổ chức đánh nhau với thực dân Pháp giành độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân, thì việc làm đó, hành động đó không gọi là làm cách mạng thì gọi là gì, thưa cán bộ?”

Tên Quyết ngớ người ra, cứng họng vội bước một mạch ra khỏi buồng. Tháng 10 năm 1978, cụ Vũ Hồng Khanh được tha và chỉ định cư trú tại làng Thổ Tang, sống với một người con gái và mất năm 1990 tại quê nhà.

Như đã nói ở trên, Quốc Dân Đảng Việt Nam hay Mặt Trận Quốc Dân Đảng là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia của Trương Tử Anh, Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh nhằm đối phó với Mặt Trận Việt Minh của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng v.v... tại Hà Nội giai đoạn 1945-1946. Trung Ương Đảng Bộ của Mặt Trân Quốc Dân Đảng gồm hai bộ phận bí mật và công khai.
Tối cao bí mật chỉ huy bộ:
Trương Tử Anh, Nguyễn Tiến Hỷ, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ và Nguyễn Tường Tam
Chủ tịch đoàn công khai:
Chủ tịch: Trương Tử Anh (ĐVQDĐ)
Bí Thư Trưởng: Vũ Hồng Khanh (VNQDĐ)
Uỷ viên: Xuân Tùng (VNQDĐ)
Nguyễn Tường Long (ĐVDCĐ)
Phạm Khải Hoàn (ĐVQDĐ)
Uỷ viên Trung ương:
Tổng Thư ký Trung Ương Đảng Bộ: Nguyễn Tường Tam (ĐVDCĐ)
Uỷ viên:
Nguyễn Tường Bách (ĐVDCĐ)
Chu Bá Phượng (VNQDĐ)
Nguyễn Văn Chấn (VNQDĐ)
Vũ Đình Trí (VNQDĐ)
Phạm Văn Hể (VNQDĐ)
Nghiêm Kế Tổ (VNQDĐ)
Nguyễn Tiến Hỷ (ĐVQDĐ)
Phạm Ngọc Chi (ĐVQDĐ)

Trụ sở của Trung Ương đóng tại Trường Tiểu Học Đỗ Hữu Vị, Hà Nội từ ngày 15/12/1945, và sau ngày 13/7/1946 thì dời về số 83 phố Hàng Đẫy. Đảng kỳ của Mặt Trận này gồm nền đỏ vòng tròn xanh ngôi sao trắng vốn là đảng kỳ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, đảng ca là bài “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của Hùng Lân. Cơ quan ngôn luận là nhật báo Việt Nam và tuần báo Chính Nghĩa. Các bộ phận của ba chính đảng tại mỗi tỉnh thống nhất hoạt động với nhau theo từng địa phương với một danh xưng duy nhất là Quốc Dân Đảng Việt Nam. Trong bài viết “Đảng cộng sản khui lại vụ Ôn Như Hầu”, được đăng tải trên Thông Luận, và website của Việt Nam Quốc Dân Đảng của ông Lê Thành Nhân, tác giả Nghiêm Văn Thạch nói rằng “Cần nhắc lại là vào lúc đó hai đảng Đại Việt Quốc Dân Đảng do ông Trương Tử Anh lãnh đạo và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã đi tới thống nhất dưới danh xưng chung là Việt Nam Quốc Dân Đảng, gọi tắt là Quốc Dân Đảng” [35] là không đúng. Mặt trận kết hợp chính trị đó gồm ba chính đảng đó là Đại Việt Quốc Dân Đảng, Đại Việt Dân Chính Đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng, có tên gọi chung là Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam.

Việc ông Vũ Hồng Khanh tự ý ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 với Hồ Chí Minh và Sainteny cho phép người Pháp trở lại Bắc Việt là một đòn giáng chí tử vào nội bộ Mặt Trận Quốc Dân Đảng. Nhiều người rất bất bình thái độ của họ Vũ trong đó có lãnh tụ Trương Tử Anh. Chính vì vậy, lực lượng của Đại Việt Quốc Dân Đảng cơ hồ rút ra khỏi tổ chức này để tránh bị tiêu diệt.

Trong thời điểm ấy, Trương Tử Anh chú ý tổ chức một trường quân sự có tên Trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn tại Chapa, phía trên Lào Kay, giáp giới với tỉnh Vân Nam. Trường này do một số sĩ quan Nhật Bản đảm trách mặc dù lúc đó Nhật đã đầu hàng. Một viên đại tá Nhật tên Việt là Hùng nói với hơn hai trăm học viên vốn là bạn bè của ông Bùi Diễm hay con cái của những gia đình quen thuộc có liên hệ hoạt động trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh: “Chúng tôi có nhiệm vụ giúp các anh để các anh trở thành cấp lãnh đạo của Việt Nam về sau này.”

Vì là một nhân chứng hoạt động sát cánh với Trương Tử Anh nên ông Bùi Diễm đã có những ghi nhận về thế lưỡng đầu thọ địch của các đảng phái quốc gia lúc bấy giờ như sau: “Tôi vừa ở Lạng Sơn về đến Hà Nội vào giữa tháng ba thì được tin là sẽ có cuộc đàm phán sơ khởi với Pháp ở Đà Lạt và phái đoàn Việt Nam sẽ do Bộ Trưởng Ngoại Giao của chính phủ liên hiệp là ông Nguyễn Tường Tam cầm đầu. Thấy vậy, tôi cũng yên tâm phần nào, nhưng đến khi tôi tới gặp ông Trương Tử Anh để tường trình về việc đưa cụ Kim sang Tàu, thì không hiểu ông nhận định tình hình lúc đó ra sao mà, nửa đùa nửa thất, ông bảo tôi: “Cứ cái đà này thì không những Tây không nhả mình ra mà Việt Minh họ cũng không tha mình!” Những biến chuyển mấy tháng sau đó quả là đúng như lời ông nói.” [36]

Theo hệ thống tổ chức riêng của Mặt Trận Quốc Dân Đảng, Bắc Kỳ được chia làm 5 Khu Đảng Bộ; Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh là Đệ lục Khu Đảng Bộ, Đệ thất Khu Đảng Bộ là từ Đèo Ngang (Quảng Bình) vào cho tới Đèo Cả (Phú Yên). Phía nam Đèo Cả và Nam Bộ có 3 Khu Đảng Bộ.

Theo ghi nhận của Minh Vũ Hồ Văn Châm, “Nhìn chung các Khu bộ miền Bắc nặng về quân sự, phần đông đảng viên là từ Trung Quốc kéo về, thiên về đường lối bạo lực vũ trang để chiếm đóng lãnh thổ và cướp đoạt chính quyền hơn là nhẫn nại đấu tranh chính trị để tranh thủ nhân tâm và củng cố cơ sở hạ tầng. Các Khu bộ miền Nam còn non trẻ, hầu hết cán bộ nòng cốt là nhóm sĩ quan Lạc Triệu của Đại Việt Quốc Dân Đảng theo Phạm Cao Hùng (Triệu Giang) vào tăng cường. Rút lại chỉ có Đệ Lục và Đệ Thất Khu Bộ là vững vàng về ý thức hệ chính trị và tổ chức cơ sở. Tại Thanh Hoá, Quốc Dân Đảng Việt Nam xây dựng chiến khu Gi Linh, Bái Thượng thành một căn cứ vững chãi. Tại Huế, nơi đặt trụ sở Đệ Thất Khu Bộ, Bửu Hiệp (Bác sĩ, Xứ Uỷ Trưởng Đại Việt Quốc Dân Đảng, chú thích của NĐC) đã khéo léo lãnh đạo đảng viên đặt quyền lợi quốc gia trên tỵ hiềm đảng phái, hàng ngày cắt cử Nguyễn Trung Thuyết và Ngô Văn Hân vào Đại Nội họp bàn với Tố Hữu để giải quyết các vụ xung đột phe phái. Tại Quảng Nam, Trương Phước Tường, Phan Bá Lân, Hoàng Tăng (Hoàng Bình), Phan Ngô, Huỳnh Hoà, Nguyễn Đình Thiệp, từ cuối năm 1945, đã xây dựng nhiều cơ sở quần chúng vững mạnh. Bởi vậy, ở Miền Trung Trung Bộ, chính quyền tuy nằm trong tay Việt Minh nhưng lòng dân thì hơn phân nửa theo về Quốc Dân Đảng Việt Nam. Bàn tay của Đệ Thất Khu Bộ còn vươn dài ra tới Hà Nội. Đệ Thất Khu Bộ tổ chức một trung tâm huấn luyện tại số 9 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội, do Phan Kích Nam (Phan Xuân Thiện) phụ trách, để cung ứng cán bộ trung cấp cho Trung Ương và cho các Khu Bộ bạn.”[37]

HO CHI MINH CHU TRUONG AM SAT TAT CA NHAN TAI DE TRANH NGOI BA CHU ( PHAN I )

Chính sách gian trá và đường lối bạo lực
của cộng sản trong việc đàn áp
các đảng phái quốc gia
Nguyễn Đức Cung
“…từ năm 1945 cho đến ngày nay, chính quyền Cộng Sản vẫn sử dụng chính sách gian trá và đường lối bạo lực đối với những ai bất đồng chính kiến với họ với mục đích duy nhất là nắm chắc được quyền hành trong tay …”
Trong cuốn hồi ký nổi tiếng có tên Một cơn gió bụi, sử gia Trần Trọng Kim đã viết như sau về chính sách của Việt Minh đối với các chính đảng quốc gia:
“Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được , thì giết phá, đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian người ta thường có câu “nói như Vẹm”. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt V.M., đọc nhanh mà thành ra.”[1]
Ngòi bút của sử gia họ Trần viết ra cách đây trên nửa thế kỷ nhận định về thủ đoạn của Cộng Sản Việt Nam thật chính xác với bản chất và chân tướng của Hồ Chí Minh cùng bọn đàn em cầm quyền dưới chế độ CS. Thật vậy, từ năm 1945 cho đến ngày nay, chính quyền Cộng Sản vẫn sử dụng chính sách gian trá và đường lối bạo lực đối với những ai bất đồng chính kiến với họ với mục đích duy nhất là nắm chắc được quyền hành trong tay không chia chác cho bất cứ một ai. Bản chất gian trá và hành động bạo lực của họ thể hiện qua việc nguỵ tạo hai biến cố phố Ôn Như Hầu tại Hà Nội và vụ cầu Chiêm Sơn tại Quảng Nam năm 1946 mà mục đích lừa bịp dư luận, bôi đen đối thủ chính trị nhằm loại đối phương ra ngoài đấu trường chính trị, tiêu diệt các chính đảng quốc gia trong Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam, một kết hợp giữa ba chính đảng gồm Đại Việt Quốc Dân Đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam, và Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ Hồng Khanh, rồi tiến đến tiêu diệt các bộ phận của tổ chức chính trị mới này khắp nơi trên toàn quốc.

Từ đó đến nay, nhiều tài liệu của Cộng Sản đã cố tình xuyên tạc sự thật về hai biến cố nói trên. Bài viết của chúng tôi đưa ra một cái nhìn tổng hợp qua một số tư liệu khả tín nhằm phản biện lại luận điệu vu cáo bẩn thỉu của chế độ Cộng Sản, mong trả sự thật về cho chân lý lịch sử. Nhưng trước khi đi sâu vào việc trình bày sự thật về hai biến cố đó, thiết tưởng cần có một cái nhìn quán xuyến về quá trình tranh chấp chính trị liên hệ tới Việt Nam trước khi thế chiến II kết thúc cùng sự hình thành Mặt Trận Quốc Dân Đảng thể hiện sức đấu tranh của các chính đảng quốc gia yêu nước giữa một tình thế vô cùng khó khăn và phức tạp trong giai đoạn lịch sử 1945 46.

1. Vụ án mở đầu cho các tranh chấp chính trị Quốc Cộng trước Thế chiến II

Cuối năm 1924, nhận nhiệm vụ của Đảng Cộng Sản Liên Xô trong mục tiêu bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản qua Châu Á, Hồ Chí Minh được gửi sang Trung Hoa làm việc cho hãng thông tấn Xô Viết Rosta dưới sự điều động của Mikhail Borodin, trưởng đoàn cố vấn Comintern lúc bấy giờ đang cộng tác với Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Nhiều tư liệu nói về sự có mặt của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Hoa dưới bí danh Lý Thuỵ, nhưng các nhiệm vụ bên ngoài của ông thì khác nhau. Mục tiêu của Lý Thuỵ là chiếm đoạt các tổ chức của các nhà cách mạng Việt Nam đã sang Tàu trước đây để làm vốn liếng chính trị, loại trừ ảnh hưởng của các đối thủ quốc gia mà hình ảnh trước mắt Thuỵ là cụ Phan Bội Châu để giải toả các trở lực trong việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế trên vùng đất mới. Vả chăng mặc dù cụ Phan là bạn của thân phụ mình là Phó bảng Nguyễn Sinh Huy, nhưng Thuỵ cũng không cần lưu tâm đến vấn đề đó.

Trong cuốn Ba nhà chí sĩ họ Phan, tác giả Đào Văn Hội cho biết nội dung việc Lý Thuỵ và Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viễn) bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp như sau:
“Sau khi cụ Phan đi Hàng Châu rồi, Lâm Đức Thụ và Lý Thuỵ triệu tập một kỳ hội nghị có hết thảy các anh em cách mạng có mặt ở Quảng Châu, trừ ra cụ Nguyễn Hải Thần, để trưng cầu ý kiến, về nhiều vấn đề quan trọng, nhứt là vấn đề tài chính.

Không ai giải quyết được vấn dề nầy, Lâm Đức Thụ bèn đưa ra một đề nghị là “phải hy sinh một người trong anh em, hoặc về danh tiếng hay tánh mạng, miễn là đạt được mục đích có lợi cho công cuộc cách mạng”.

Hội nghị tán thành nguyên tắc ấy rồi, Lâm nói tiếp:

“Xét ra người mà ta có thể đem ra làm vật hy sinh ấy là cụ Phan Bội Châu. Tại sao tôi lại chọn cụ Phan mà không chọn cụ Mai Sơn hoặc cụ Hải Thần? Là vì tôi đã từng phen ướm hỏi cụ Phan nếu gặp trường hợp phải hy sinh cụ để làm lợi cho cách mạng thì cụ có chịu không? Cụ đã khẳng khái trả lời tôi thế nầy: “Tôi bôn ba hải ngoại, khi Hương Cảng, lúc Hoành Tân, chốc đã ngoài 20 năm rồi mà rốt cuộc chỉ vấp phải thất bại hoài, thêm phần tuổi đã cao, gối đã mòn, nếu có dịp được hy sinh cho tổ quốc thì dẫu chết tôi cũng vui lòng!”

“Hai nữa, cụ là tượng trưng của cách mạng tiếng tăm đã lừng lẫy trong nước cũng như trên trường quốc tế, thực dân e dè và ước muốn cụ lắm. Họ cho rằng Cụ là linh hồn của đám Đông Du, nếu bắt được cụ, tức là phong trào tan rã.

“Vả lại, cụ đã gần đất xa trời, ngoài việc viết báo kiếm ăn, năng lực bất quá cũng chẳng giúp ích gì cho công cuộc vận dộng cách mạng cho bọn ta được mấy.

“Vậy tôi mạnh bạo đề nghị với anh em là bắt cụ nộp cho lãnh sự Pháp, tất nhiên họ phải hậu tạ ta một món tiền lớn. Tiền ấy ta sẽ dùng vào công việc vận động cho đoàn thể ở nước nhà.

“Đem cụ Phan nộp cho Pháp, ta sẽ thâu được hai cái lợi:

“Một là sau khi giải cụ về Hà Nội, tất nhiên thực dân lập Hội đồng đề hình xét xử, cụ sẽ trổ hết tài hùng biện mà biện hộ cho mình. Các báo trong nước sẽ viết những bài tường thuật và tinh thần cách mạng nhờ đó mà lan tràn và phổ cập trong hết các từng lớp dân chúng xã hội V.N.

“Hai nữa là sẵn món tiền thưởng trên kia, ta sẽ phái anh em về nước mà tổ chức các chi bộ rồi đưa thanh niên ra huấn luyện cho nhiều thì cộng việc của ta mau có kết quả.”

Hội nghị bàn luận sôi nổi, sau cùng, mấy lý lẽ của Lâm làm xiêu lòng cử toạ và Lâm được hội nghị ủy cho toàn quyền hành động.” [2]
Mấy hôm sau, người ta theo dõi và thấy Lâm Đức Thụ liên lạc với Phan Vị, một nhân viên cao cấp trong toà lãnh sự Pháp ở Hương Cảng một cách rất thân mật.

Trong cuốn Tự Phán, tập hồi ký cách mạng của mình, cụ Phan Bội Châu kể rõ chuyện cụ bị mật thám Pháp bắt như sau:
“Ngày 11 tháng 5 năm Ất Sửu (1925) tôi gấp lên Thượng Hải, tính làm xong việc gửi bạc đi Béc lanh thì tức khắc xuống thuyền đi Quảng Đông. Bởi vì thuyền Thượng Hải đến Quảng Đông, chỉ 5 ngày. Khi tôi ở Hàng Châu xuất phát, có mang theo bạc Tàu 400$ tức là số bạc gửi cho ông Trần. Ai dè lúc tôi ra đi mà thời giờ hành động của tôi đã có kẻ nhất nhất mật báo với người Pháp.

12 g chính trưa ngày 11 tháng 5 âm lịch, xe lửa Hàng Châu đi đến Bắc trạm tôi vì nóng gửi bạc cho ông Trần, nên gởi đồ hành lý ở nhà chứa đồ, chỉ nách một cái ca bâng (va li nhỏ) đi ra cửa ga thì thấy có một cỗ xe khá lịch sự, đứng xung quanh có bốn người Tây phương, tôi không nhận ra được là người Pháp. Bởi vì xứ Thượng Hải người Tây phương nước nào cũng có, khách sang trọng biết chừng nào mà kể; đem xe hơi rước khách cũng là thông lệ các lữ quán to. Tôi có biết đâu xe hơi này là do đồ của kẻ cướp bắt cóc người đâu? Tôi mới ra khỏi cửa ga vài bước, thì thấy có một người Tây hung dữ lại trước mặt tôi, dùng tiếng quan thoại mà nói với tôi rằng: “Trưa cơ xế hấn hào, xêng xiên sân sang xê”, tôi đương cự rằng: “Úộ bú giảu”. Thình lình ba người tây nữa ở sau xe, hết sức đẩy tôi lên xe, máy xe tức khắc vặn thì tôi đã vào tô giới nước Pháp! Xe chạy đến bờ bể binh thuyền nước Pháp đã chực sẵn ở đó rồi! Tôi thành ra người tù ở trong tàu binh.” [3]
Khoảng tháng 7 năm 1925, một chiến hạm Pháp từ Thượng Hải chở cụ Phan đến Hương Cảng rồi chuyển sang tàu Angkor của hãng Nhà Rồng đưa về Hải Phòng.

Nhà nghiên cứu sử học Trung Hoa, Tưởng Vĩnh Kính, trong tác phẩm Hồ Chí Minh tại Trung Quốc cũng đã để nhiều công sức nghiên cứu về những tranh chấp chính trị của Lý Thuỵ trong thời gian sống tại Trung Hoa, đã có những ghi nhận một số kết quả về tài chính qua việc cụ Phan Bội Châu bị bắt ở Thượng Hải như sau:
“Sự việc xong, hai người chia đôi số tiền một trăm ngàn đồng đó. Ông Hồ đã dùng phần tiền của ông để tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội; còn Thụ thì dùng tiền đó để tiêu phí trong các hộp đêm tại Hương Cảng. Và từ đó, Hồ, Thụ, hai người còn tiếp tục hợp tác trong nhiều năm nữa để bán các đồng chí của cụ Phan. Nguyên vì lúc bấy giờ, các thanh niên Việt Nam trốn sang Quảng Châu để xin vào học trường võ bị Hoàng Phố rất đông. Những ai chịu theo Hồ gia nhập Đồng Chí Hội, thì sau khi học xong, sẽ được bảo đảm bí mật trở về nước an toàn; còn những ai vẫn trung thành với tổ chức của cụ Phan, khi về đến biên giới Hoa Việt, tức thì bị mật thám Pháp bắt ngay. Những người này sở dĩ bị bắt, vì trước đó Hồ đã báo cho Thụ ở Hương Cảng biết, Thụ đem ảnh của họ nộp cho lãnh sự Pháp ở Hương Cảng. Sau khi họ bị bắt, Hồ và Thụ lại được chia nhau tiền thưởng.” [4]
Trong mối liên quan tới việc bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp có ba người được nêu đích danh là Hồ Chí Minh, Lâm Đức Thụ và Nguyễn Thượng Huyền, cháu gọi cụ Nguyễn Thượng Hiền bằng chú ruột. Sử gia William J. Duiker trong tác phẩm Ho Chi Minh, a life viết rằng chính Phan Bội Châu cho biết kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt mình là Nguyễn Thượng Huyền, nhưng theo sự phân tích của Minh Võ qua những dòng trong Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu chỉ cho biết được nghe nói như thế và tin theo chứ không hề xác định với bằng chứng nào. [5] Cũng theo Minh Võ, sử gia Phạm Văn Sơn đã đề cập đến việc này và cho rằng Phan Bội Châu đã nghi oan cho Nguyễn Thượng Huyền. Chính Nguyễn Thượng Huyền đã lên tiếng khi biết nội vụ vào dịp về Việt Nam – “khoảng năm 1965, cụ Nguyễn Thượng Huyền có về Việt Nam và đăng một bài cải chính nói rõ vụ việc trên tờ Bách Khoasố 73”. [6] Còn Lâm Đức Thụ, theo ghi nhận của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đã khoe đó là thành tích do chính mình đạt được. [7]

Vì thế, theo Minh Võ, “việc bán Phan Bội Châu cho mật thám Pháp có thể coi là sự việc khơi gợi cho một phương pháp hành xử của Hồ Chí Minh và cũng có thể coi là hành vi mở đầu cho một phương pháp đã được trù tính trước.” [8]

David Halberstam trong cuốn Ho, xác nhận việc Hồ Chí Minh báo cho mật thám Pháp bắt cụ Phan Bội Châu để lãnh 150.000 bạc Đông Dương. [9]

Sau khi cụ Phan Bội Châu bị bắt, Lý Thuỵ nắm lấy tổ chức Tâm Tâm Xã (cũng còn gọi là Tân Việt Thanh Niên Đoàn) [10] của cụ Phan, biến nó thành Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội với các thành phần từng theo cụ Phan gồm 6 người như Lâm Đức Thụ tức Trương Béo (tức Nguyễn Công Viễn), Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Giản Khanh và Đặng Xuân Hồng.
Trong sách Việt Nam 1945 1995, Chiến tranh, Tị nạn, bài học lịch sử, Tập I, giáo sư Lê Xuân Khoa cho biết trong thời gian chuẩn bị cuộc khởi nghĩa Yên Bái, VNQDĐ có mời một số đảng viên cộng sản tham gia nhưng Trần Văn Cung không đồng ý vì cho rằng cuộc khởi nghĩa thiếu chuẩn bị và chưa có được thời cơ. Sách này cũng cho biết Nguyễn Ái Quốc về sau cũng tìm cách ngăn cản cuộc khởi nghĩa này nhưng không thể liên lạc được với VNQDĐ. [11]

Tuy nhiên theo Hoàng Văn Đào trong Việt Nam Quốc Dân Đảng, “Trong những giờ phút nghiêm trọng ấy, cán bộ ĐDCSĐ (Đông Dương Cộng Sản Đảng) rải truyền đơn khắp nơi, tố cáo VNQDĐ sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thái Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn thét to: “Tôi không tin! Vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như thế được!”. [12]

Trên đây là những mầm mống xung đột trong quá trình tranh chấp quyền lực giữa phe cộng sản với người quốc gia mà đỉnh cao là những cuộc đụng độ trong giai đoạn 1945 46. William J. Duiker, trong Ho Chi Minh, đã ghi lại quan điểm của Nguyễn Ái Quốc “thường nhận định rằng những cuộc liên kết như vậy với các đảng phái quốc gia có thể hữu ích nhưng chỉ cho mục tiêu chiến thuật mà thôi.” [13]

Đối với những người theo Đệ Tứ Quốc Tế, nhóm Đệ Tam Quốc Tế khi thì chống đối, lúc lại hợp tác, thí dụ cuộc bầu cử Hội Đồng Thành Phố Sài Gòn, năm 1937, cả hai hệ phái cùng đưa người ra tranh cử, một người là Tạ Thu Thâu thuộc phe Trốt Kít, hai người kia là ông Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai thuộc hệ phái Stalin. Nhưng liền sau đó hai hệ phái lại tuyên bố tách rời [14]. Hồ Chí Minh luôn khẳng định trong các báo cáo của ông gửi cho Quốc Tế Cộng Sản: “Đối với phe Trotsky, không thể liên minh, cũng không khoan nhượng. Hãy tận dụng mọi biện pháp vạch trần bộ mặt thật tôi mọi của các tên phát xít; hãy diệt sạch bọn chúng trên địa bàn chính trị.” [15]

Ở một dịp khác, Hồ Chí Minh tỏ ra hằn học quyết liệt hơn khi nói rằng: “Chúng ta không thể nhượng bộ điều gì cho nhóm Tờ Rốt Kít. Chúng ta phải làm tất cả mọi việc có thể được để lột mặt nạ của chúng là những con chó của Phát Xít và tiêu diệt chúng về chính trị.”[16]

Một sự kiện lịch sử cần nhắc lại ở đây để thấy rằng nhất cử nhất động của Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Lý Thuỵ đều tuân hành theo chỉ thị của Liên Xô. Ngày 3 2 1930, Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp thống nhất ba đảng Cộng Sản VN nhân xem một trận đấu bóng tròn tại một sân lộ thiên ở Hương Cảng, với cái tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam mà ý chỉ của Hồ là thành lập đảng “cách mạng xã hội chủ nghĩa dân tộc” [17]. Nhưng trong kỳ đại hội đại biểu kỳ 1 tổ chức tháng 10 năm 1930, tên đảng lại được đổi thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, với Trần Phú (bí danh Lí Quí) từng được huấn luyện ở Liên Xô, làm tổng bí thư. Liên Xô muốn Việt Nam thực hiện chương trình cách mạng vô sản quốc tế hơn là “cách mạng dân tộc” nên đã ra lệnh đổi chữ Việt Nam thành Đông Dương trong đảng danh. Bởi vậy, việc Hồ Chí Minh bán cụ Phan cho Pháp, cán bộ CS tố cáo cuộc khởi nghĩa Yên Bái của VNQDĐ, chống đối, thủ tiêu các nhóm người thuộc Đệ Tứ Quốc Tế và sau này tàn sát các lực lượng chính đảng quốc gia, các tôn giáo chống đối chủ nghĩa vô thần cũng nằm trong sách lược chung của Cộng Sản Quốc Tế.

Trong cuộc họp báo ngày 8/12/2008 do nhà xuất bản Sabine Wespieser và Le Livre de Poche tổ chức tại Centre National du Livre ở Paris, ra mắt tiểu thuyết Au Zénith (“Đỉnh cao chói lọi”), bản dịch Việt ngữ do ông Đặng Trần Phương, 53 tuổi, Việt kiều tại Paris dịch, Dương Thu Hương tác giả cuốn sách đó, đã đưa ra chứng cớ bác bỏ thuyết cho rằng ông Hồ Chí Minh đã “bán đứng nhà chí sĩ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp” là không có cơ sở. Vì cuốn sách mới của Dương Thu Hương chưa phổ biến đến bạn đọc nên chúng ta sẽ chờ xem bà Dương Thu Hương đã viết những gì trong đó.[18] Dĩ nhiên sử học không phải là văn chương hư cấu nhưng đòi hỏi phải có sử liệu nghĩa là nói có sách mách có chứng.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2008

XA HOI CONG SAN CO PHAI LA NHA TU KHONG?

THIEN DUONG CONG SAN HAY THE GIOI LOAI VAT
NGUOI DAN VIET NAM DA BIET TAT CA SU THAT, BIET RO CAC TOI AI MAN RO CUA CSVN. BAY GIO LA NGAY TAN CUA TOI DO CUA DAN TOC: KE GAY TOI AC PHAI DEN TOI
1.Ca si VC, bon lam bao chi nam vung lam gian diep tai hai ngoai
2.Tam li vo cam cua thanh nien duoi che do Cong San
3.Vi an chia du an ma phai rut ruot cong trinh
4.Ai la tay sai CS dao tao cac the he tay sai moi
5.VC nam giu kho lua, nhu yeu pham… de bop co dan
6.Tu ban chieu chuong ve van VC vi loi nhuan an cuop
7.VC muon nhot dan trong chuong nhu ga vit
8.Ai bip ai va ai thang ai
9.Van nghe si VC bi vat chanh bo vo
10.Than phan anh bo doi VN : linh danh thue cua Nga Tau, lai bi mac muu : Dung nguoi Viet giet nguoi Viet
11.Bau cu kieu Mac le: bung thung phieu den tan giuong
12.Chung toi vo san roi, kinh te thi truong cho ai?
13.Cong dang Ha noi keu goi nghi si Uc chau giup Cong bit mieng dan oan
14.Trum VC thich an mon ”tien lai qua”
15.Tu ban tranh nhau giu kho tien cua cac trum mafia do VC
16.Tai sao HCM va Nga Tau muon chia doi nuoc VN
17.Tai sao vua chia doi, VC lai tuan lenh Nga Tau muon chiem mien Nam bang bao luc
18.VC reu rao thong nhat dat nuoc: mot cum tu lua bip
19.VC danh Phap hay la tay sai cua Phap
20.VC duoi Nhat hay cuop cong duoi Nhat
21.VC danh My hay danh thue cho Nga Tau 22.Ai cuong ep dan VN thanh no le hai mang
23.Nguoi chu dau phai loai cam thu ma doi cai tri bang chu nghia vo san, bao luc cach mang, kinh te tich thu, hom nay dong cua, ngay mai coi troi…
24.VC dau to tham sat nong dan la de cuop dat ruong
25.VC cuop duong, cuop cho, cuop tai nha..de doc quyen kinh te cho dang Cong
26.Ai mao nhan danh nghia dai dien cho Cong nhan va Nong dan
27.Ai lua bip tuoi tre vao con duong tu dia, sinh Bac tu Nam, chet oan tai Cam Bot
28.Ai vet sach, cuop sach tai san cua dan va cua dat nuoc
29. Ai su dung giao duc hoc duong de luong gat hoc tro, truyen ba tu tuong vo dao, doi tra
30. Ai dam sau lung dong bao nhung truoc mat van vo vit le phep
31. Dao du cua ten cs Thich thanh Tu da lan qua My, bon nam vung tu theo kieu thu vat: khong thay, khong nghe, khong biet, de Cong mac suc day doa dan
32.Co moi, nam vung VC khuyen nguoi Viet dung to cao toi ac Ho chi Minh
33. VC cuop bac ty ma van dong kich di dep rau, doi non coi, di xe dap, nuoi heo ngay truoc cong nha
34. XHCN: muon cuop nha dang thue, nha dang o nho cua ba con, nha xin o tam cua ban be…chi can hoi lo CA dia phuong nhap ho khau la xong
45. Tai sao tu ban khong bao gio vach toi ac vc cuop cua dan, tham nhung cua cong, an chia cong quy…
46.Tai sao dan chung, vien chuc CS… phai di hop lien mien, khi hop khong duoc im lang, khong duoc neu y kien khac ma phai ung ho 100%
47. Tuong lai cua CSVN: cac dau so va trum VC deu di tan qua tu ban huong thu cuoc song tu do
48. Tai sao VC muon moi nha deu co mot vai liet si : con cai nguoi Viet vua bi VC cuong ep hy sinh tai mien Nam va Cam Bot… ma ca nha Liet si lai van ngo ngan theo Cong, ung ho het minh, duoc uu tien xin lam CA, mat tham, chi diem to cao..
49. VC dua hang ngan nguoi VN di lam day to o nuoc ngoai, lam lao no, lam di tu phuong… (phai co tien chay giay to 10 ngan dola nhe!).Bao VC dang tin bip Viet kieu, lao no, day to… gui tien ve tra no nam nay 4 TY dola, mot con so khong ai co the tuong tuong noi, (that ra chi co mot it de tra no) de dong bao them thuong khao khat roi chay chot giay to de duoc di lao dong nuoc ngoai.
50. Nhieu co gai VN lay chong Dai Loan, Nam Han.. lai bi ca gia dinh Chong ham hiep, nhieu co bi dien loan, mat tri bi duoi ve nuoc hoac bi dua vao nha chua di ban dam
51. Khanh san, nha matxa cua nha nuoc VC deu chua gai ban dam cong khai
52. Cong chu truong lam bat cu dieu di de dan phai chia re nhau, luon so hai moi nguoi, chung gai bay dan hiem thu lan nhau, chung ham doa, sach nhieu, bop nghet kinh te..de dan biet im lang, biet tuan lenh, biet an phan va bang moi gia khong mot ai dam chong doi
53.Cac To chuc bao ve dan cua VC tro thanh cong cu dan ap dan: Hien Phap CS, Cong doan quoc doanh, Quoc hoi VC, CA khu vuc…
54.Cac to chuc van hoa dao duc tro thanh bo may lua bip vo dao duc: Bo giao duc VC, Thong tin van hoa, Ban tuyen truyen, Trai sang tac, Ton giao quoc doanh, Nha xuat ban Su That…
55. Cac Ty So Dien Nuoc, Dien thoai, Truong hoc, Tien huu bong, So tim viec, noi dang lam viec…tro thanh cong cu sach nhieu, ham doa cuoc song neu khong vang loi
56. Cong Dang doi mo ma to tien, ghep Lang nay voi Lang khac la de huy hoai truyen thong nghi le, cat dut tinh nghia dong toc
57. VC ban nuoc nhung luon mieng chuoi rua nguoi khac ban nuoc
58.VC gia vo keu gao chong tham nhung, nhung ai vua lam don to cao lien bi CA Viet Cong bat nhot tu ngay.
59. Lam dan CS, vua la o trong nha tu vua la trai nuoi thu: Bi cuong buc lao dong chan tay de huan nhuc tu tuong, phai tuan lenh thi dua hoan thanh moi cong viec, phai danh gia xep loai lan nhau de tu kim kep nhau, phai phe binh chi trich nhau tu cong viec cho den loi song, suy nghi, loi noi..de moi nguoi cam ghet nhau, phai nghi ngo moi nguoi, phai theo doi va to cao de duoc nang do va chung to su trung thanh…phai tu nhan la duoc sung suong, phai tung ho, ca ngoi, biet on bon Vo Lai nay suot doi, de chung to co so hai Dang Cong, mai mai song trong kiep no le hen ha, chiu dung doi kho, cuoi cung cung co nhieu ten tro thanh CS luu manh, chap nhan ban re danh du, liem si de kiem song bang cach cuop cua nguoi khac.
60. Toi ac giet nguoi ghe ron cua Cong San Viet Nam:Tham sat Nam ki khoi nghia, tan diet Cao Dai Quang ngai, lien ket voi Phap de tieu diet cac phe Quoc gia chong Phap, lien ket roi danh up cac Dang Quoc gia, am sat thu tieu nhung lanh dao ton giao, Chinh huan, Ren can chinh quan, Dau to chon song nong dan trong cai cach ruong dat, Cai tao cong thuong nghiep vua cuop vua giet, giet Tri thuc trong Van nhan giai pham, lam tay sai Nga Tau giet nguoi mien Nam, cuong ep di Thanh nien xung phong, di vac dan, tra thu nguoi Mien Nam trong cac trai tu, danh thue cho Nga tai Cam bot, ban giet nguoi vuot bien, day dan vao rung nui hoang vu goi la di kinh te moi, day doa chet dan mon nhung nguoi dau tranh doi tu do dan chu
61.Ai da ra lenh dau doc Duong Bach Mai giua cuoc hop Quoc hoi Viet Cong
62. Ai da am sat Pham Hung
63.Ai da ra lenh triet ha 14 Tuong lanh cao cap cua VC tai Lao trong mot tai nan may bay
64. Tai sai VC muon dan chung ca ngoi nhung gi VC chua lam va cam doan dan chung ca ngoi nhung VC da lam
65.Moi dau nam Duong lich, VC lai dua ten dau dang HO CM len ban tho de ca tung, buoc moi nguoi hoan ho, chuc mung,…vua de gat gam tre con hoc sinh, vua de ham dong bao. HCM la mot ten giet nguoi khong gom tay, mot ten tay sai ngoai bang da tan sat dong bao ta vo so ke, nhung luon tra hinh nup len duoi danh nghia dao duc. Ho va dong bon da theo MacLe, mot chu nghia toi tan vo lai nhung van tu hao tu cao, chung cuop cua dan chung khap nuoc ma khong cho la nhuc, cung nhau an cap, an chia ma van trang trao day la dao duc cach mang, doi xu doi tra bip bom thoi tha, mieng mom thi nhan nghia. Ho dac biet ac hiem ac duc voi vo con voi dong nghiep, phan thay hai ban, y da chem giet khong biet bao nhieu la Su sai Thay Cha… Va cung vi di theo chu nghia CS, y da pha hoai tan nat dao duc truyen thong le giao cua dan toc, cung vi vo nhan vo dao cua CNCS ma van hoa xa hoi, dao duc nhan pham chang con gi. Toi ac ghe ron cua ten ma dau HCM can phai trung tri nghiem khac de cac nan nhan CS bot noi dau thuong tang toc, xoa tan di noi u buon mat mat, voi noi uat han trien mien trong tung gia dinh Viet Nam.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Con to cha: Cha cam mieng, con to me : me uat uc ma chet, con tro thanh tay sai di giet nguoi

Minh Võ
Về tác giả: Tên thật là Vũ Đức Minh, sinh năm 1931 tại Nam Định và hiện đang sinh sống tại San Diego, California. Tác giả nguyên là Tổng thư ký Nguyệt san Tinh Thần, và cũng là dịch giả nhiều cuốn sách từ Anh và Pháp ngữ sang tiếng Việt về các vấn đề tôn giáo, chính trị, văn học, lịch sử, tâm lý giáo dục. Tác giả đã giữ nhiều trách nhiệm quan trọng trong ngành truyền thông trước 1975. Sau năm 1975, tác giả bị cộng sản giam tù 10 năm. Một số tác phẩm: Sách lược xâm lăng của cộng sản, Sài Gòn, 1963, Ngô Đình Diệm lời khen tiếng chê, Thông Vũ, 1968, 1998, 2002, Phản tỉnh phản kháng, thực hay hư, Thông Vũ, 1999, 2003, Tâm sự nước non, Tiếng Quê Hương, Virginia, 2002, , Tiếng Quê Hương, Virginia, 2003.
Con đây là ai, cha là ai? Vợ đây là ai, và chồng là ai? Để giải đáp, xin mời bạn đọc nhìn lại lịch sử và so sánh với hiện tình đất nước.

Cách nay đúng nửa thế kỷ, năm 1956 đã có mấy sự kiện đáng nhớ sau đây:
Trên bình diện quốc tế: Tại đại hội XX cộng đảng Liên Xô (tháng 2) Nikita Khrutshchev (N.K.) hạ bệ Stalin. Hồng quân Liên Xô đem xe tăng thiết giáp dẹp tắt cuộc vùng dậy của nhân dân Ba Lan tại Poznan (tháng 6-56) và của nhân dân Hungary tại Budapest do thủ tướng CS Imre Nagy lãnh đạo (tháng 10).

Trên bình diện quốc nội: Năm 1956 là năm cải cách ruộng đất đợt 2 do Hồ Chí Minh phát động đến giai đọan chót, cũng là giai đọan quyết liệt nhất. Hàng chục vạn người bị hành quyết oan uổng trongnhững cuộc “đấu tố long trời lở đất Qùynh Lưu hồi cuối năm 1954, và bị ảnh hưởng bởi cuộc hạ bệ Stalin và chính sách “hòa hoãn” của N.K., Hồ bất đắc dĩ cho lệnh ngưng đấu tố và cử Võ Nguyên Giáp xin lỗi nhân dân. Chiến dịch sửa sai được ban hành kèm theo cái bẫy “trăm hoa đua nở”, khuyến khích tự phê và phê bình để cho một số trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, và nhà văn nhà thơ như Phan Khôi, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Cầm... chui vào Phong Trào “Nhân Văn, Giai Phẩm, Đất Mới” nở rộ rồi bị đàn áp. Hàng trăm trí thức, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ bị bắt bỏ tù hay cho đi an trí nơi rừng thiêng nước độc.

Lịch sử tái diễn? Đầu năm nay, 2006, một nửa thế kỷ sau, chỉ trước Tết Bính Tuất vài ngày, một quả bom nổ tại Strasbourg mà chấn động đến Hà Nội làm tập đòan CSVN phát điên. Strasbourg là trụ sở của Cộng Đồng Âu Châu hiện có tới 46 nước thành viên thuộc Tây Âu, Trung Âu và cả Đông Âu. Ngày 27 tháng 1 năm 2006 hội đồng này đã biểu quyết với 99 phiếu thuận, 42 phiếu chống, ra nghị quyết mang số 1481 lên án tòan thể các chế độ Cộng Sản cũ ở Liên Xô, Đông Âu cũng như những nước CS còn sót lại, trong đó có Viêt Nam. nêu lý do: “Báo cáo này đã được trông đợi từ lâu — quá lâu rồi. Đã đến lúc Hội Đồng Âu Châu lên tiếng tố cáo dứt khóat tội ác của các chế độ Cộng Sản (...) Bao lâu những nạn nhân của những chế độ đó còn sống, hoặc thân nhân của họ còn sống sót, chúng ta có bổn phận phục hồi tinh thần cho các nạn nhân ấy....”

Dân biểu Jacques Legendre của Pháp nói: “...Chúng ta đã từng lên tiếng tố cáo chủ nghĩa Quốc Xã. Chúng ta có lý để làm việc đó. Nhưng hiện nay đang có những chế độ độc tài Cộng Sản. Bổn phận của chúng ta là phải lên án những chế độ này. (....) Nạn nhân chết có hàng triệu. Chẳng cần tranh luận về con số chính xác. Vì đó là những cuộc hành quyết đông đảo tập thể trong rất nhiều quốc gia. Stalin là một tên đồ tể (MV nhấn mạnh). Cần có một tòa án hình sự để xử hắn... ”.

Kể ra đến nay mới có một tổ chức quốc tế lên án Stalin là tên đồ tể thì quả là quá muộn. Nửa thế kỷ trước Nikita Khrutshchev (N.K.), từng là đồ đệ của Stalin đã dám làm cái công việc hạ bệ y rồi.

Hẳn ở Việt Nam ngày nay cũng có không biết bao nhiêu đồng chí ruột của Hồ Chí Minh muốn hạ bệ quách “ông già dâm tặc” (xin lỗi dùng chữ của một Võ Quế Dương nào đó ở trong nước mới cả gan dám gọi “cho' già dân tộc” trại đi như vậy) để cứu đảng như N.K. đã làm nửa thế kỷ trước hòng cứu đảng Cộng Sản Liên Xô cho nó sống thêm được ba mươi mấy năm nữa. Nhưng ai dám bạo phổi như NK?

Nhân Cộng đảng Việt Nam cũng sắp họp đại hội X giống như Liên Xô họp đại hội XX cách nay đúng nửa thế kỷ, có người muốn “góp ý” với lãnh tụ Việt Cộng, tổng bí thư đảng CS Việt Nam hãy bắt chước NK hạ bệ Hồ Chí Minh để may ra đảng sống thêm được ít năm nữa, hoặc nếu hạ bệ HCM cũng là chấm dứt luôn cái đảng con cưng của Hồ thì nhân dân tòan quốc càng hoan hỉ hơn nữa.

Nhưng lấy tư cách gì để hạ? Và hạ bằng cách nào? Làm sao thuyết phục được những tay em thân cận với ông Hồ hãy còn sống nhăn ra đó như Võ Nguyên Giáp? NK đã chẳng gặp muôn vàn khó khăn khi ngỏ ý với các đồng chí thân cận về việc hạ bệ Stalin đó sao? Vả chăng Nông Đức Mạnh nhút nhát, ba phải làm sao so sánh được với NK.

NK có một cá tính đặc biệt, dám lấy những quyết định táo bạo. Thế giới đã một thời sửng sốt về những hành động của ông ta: Tại đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (1959) rút giầy cầm đập xuống bàn hội nghị rầm rầm. Rầm rộ gửi hỏa tiễn sang Cuba, sát nách Hoa Kỳ thách thức Kennedy. Rồi cùng Kennedy họp bàn tại Vienne, Áo Quốc, để tính truyện hòa hoãn (1960). Nhưng vẫn mạnh miệng tuyên bố sẽ đánh thắng tư bản, và “mong sống đến ngày được thấy cờ đỏ phấp phới khắp năm châu.” Với chiêu bài mới này, năm 1955 NK đã tập họp được những Chu Ân Lai của Trung Cộng, Nasser cùa Ai Cập, Titô của Nam Tư và Nehru của Ấn Độ đến Bandung, Nam Dương họp với Sokarno của nước (mà CS chưa nắm chính quyền) có đông đảng viên CS nhất thế giới này để bàn về 5 nguyên tắc sống chung (1) và lập khối các quốc gia không liên kết.

Cũng chính NK là người đề nghị cho cả hai nước Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa của Hồ Chí Minh, và Cộng Hòa Việt Nam của Ngô Đình Diệm) cùng vào Liên Hiệp Quốc. Nhưng vì tổng thống Ngô Đình Diệm quá cứng rắn nhất định không chịu để Việt Nam bị chia đôi và ngồi chung với Hồ Chí Minh, nên việc đó không thành.

Nhưng trên tất cả là việc NK hạ bệ Stalin, nhà độc tài áo đỏ, bên cạnh những độc tài áo Nâu (Hitler của Quốc Xã Đức) và độc tài áo đen (Mussolini, của Phát Xít Ý). Stalin mà Jacques Legendre gọi là tên đồ tể, là kẻ đã hãm hại, thủ tiêu những đồng chí của mình, những đồng chí mà công trạng và tư cách, tài năng hơn hẳn y như những Kamenev, Zinoviev, Bukharin, Trotsky v.v... Y đã tàn sát 2 phần ba các ủy viên trung ương đảng, và trên một nửa các đại biểu đảng bộ đi dự đại hội đảng kỳ XVII năm 1934. Stalin không coi ai ra gi, kể cả phu nhân của lãnh tụ Lênin. Stalin ấy đã bị Khrutshchev hạ bệ.

Dĩ nhiên tính chuyện hạ bệ Stalin không phải dễ. Chính những đồng chí thân cận từng đồng một lòng với NK để bắt giữ, xét xử và hành quyết tay trùm mật vụ Beria (2), cũng không đồng tình với NK về việc hạ bệ Stalin. Đó là những Malenkov, bí thư thứ nhất và thủ tướng liền sau khi Stalin chết, Molotov, từng là ngọai trưởng Liên Xô thời Stalin, Bulgarin cũng một thời là thủ tướng sau Malenkov, trước khi trao chức vụ này lại cho NK. Veroshilov lúc ấy là thống chế Liên Xô, chủ tịch Sô Viết Tối Cao. Chính những nhân vật quan trọng này đã can gián không muốn cho Khrutshchev làm việc tầy trời ấy. Nhưng Khrutshchev đã dùng quyền lực, tài trí và lời lẽ khôn khéo thuyết phục đựơc mọi người.

Vào những ngày chót của đại hội XX và trong một phiên họp mật, Khrutshchev đã đọc một diễn văn nảy lửa, tràng giang đại hải trên 30 ngàn từ kể hết mọi tội của Stalin, trong đó có cái tội biến y thành tên đồ tể là đã ra lệnh sát hại chính các đồng chí thân cận với lãnh tụ Lênin, những tướng lãnh tài ba của Liên Xô, và 70 phần trăm các ủy viên trung ương hay dự khuyết của đảng CS Liên Xô. Con số chính xác mà Khrutshchev nêu lên trước đại hội, khiến mọi người sửng sốt giận dữ là 98 người trong tổng số 139 ủy viên trung ương đã bị hành quyết.

Chẳng những thế trong số 1966 đại biểu dự đại hội kỳ XVII năm 1934 đã có đến 1108 người bị bắt và bị xử tử. (3) Stalin, Khrutshchev lấy từ bản báo cáo của một ủy ban điều tra do chính ông ta thành lập và trao cho Pospelov làm chủ tịch. Nghe hay đọc hết bài của Khrutshchev ta sẽ thấy ông ta chỉ kể những tội giết người hàng lọat mà Stalin cùng với Beria thực hiện nhắm vào những đảng viên CS. Không có những con số về nhân dân bình thường. Điều đó không lạ. Vì mục đích của NK là kể tội phạm đối với đảng. Hạ bệ Stalin để cứu đảng, chứ không phải để xóa đảng.

Ngòai cái tội “đồ tể”, Nikita còn kể tội “sùng bái cá nhân” của Stalin cũng vô tiền khóang hậu. Chẳng khác gì Hồ Chí Minh. Nếu Hồ có cuốn tự truyện Những mẩu chuyện về đời họat động của Hồ Cho' Tịch, viết dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, xuất bản vào năm 1948, trong đó họ Hồ tự phong mình là “cho' già dân tộc”, là “người khiêm tốn, lúc nào cũng nghĩ tới dân, tới nước”, thì cùng năm 1948 đó Stalin cũng có một cuốn tiểu sử riêng (Short Biography of Stalin), được y sửa chữa, thêm thắt làm cho mình trở thành một vĩ nhân thời đại, một đại anh hùng cứu nước, một thiên tài về chiến lược chiến thuật. (thủ bút của y trên bản in thử cuối cùng của cuốn tiểu sử còn lưu lại và được NK trích đọc trước đại hội).

Chính vì những sự tương đồng và trùng hợp nói trên mà có người xúi Nông Đức Mạnh hãy mạnh dạn bắt chước NK đứng ra tố cáo những tội ác của Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên họ Nông cũng cần phải lập một tiểu ban điều tra và giao quyền điều hành tiểu ban này cho một Pospelov Việt Nam nào đó chẳng hạn như Nguyễn Trung Thành, tay em cũ của Lê Đức Thọ trong ban tổ chức Trung Ương đảng.

Các nhà đấu tranh cho dân chủ tự do trong nước xem ra coi nhẹ tổng bí thư Nông Đức Mạnh, dè bỉu: “ngữ ấy mà làm nên trò trống gì. Làm sao ví với NK của Liên Xô được?” Nhưng nếu nó lú thì cũng còn chú nó khôn. Những nhà sử học cỡ Trần Quốc Vượng, Lê Văn Lan, Lê Văn Quang, Nguyễn Đình Lê, Dương Trung Quốc..., hay những nhà Hồ Cho' Minh học cỡ Sơn Tùng, Trần Khuê, Nguyễn Thái Hòang, Lê Nhân, Võ Quế Dương (ba người sau này mới vào nghề, chưa nổi tiếng trong nước)..... sao lại không có thể mớm cách cho họ Nông, –– nông thì cũng nông vừa thôi chứ.

Ngoài ra những nhà trí thức tự xưng hay được coi là “chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ tự do” nếu thực lòng đấu tranh cho dân tộc, chứ không phải đấu tranh để cứu đảng, hay vì danh lợi, thì thể nào cũng có đủ dũng khí “góp ý” với Nông Đức Mạnh để làm nên đại sự. Những vị này, nếu còn chút lòng vì dân vì nước, ắt sẽ họp nhau lại bàn tính mách bảo cho họ Nông mạnh dạn đứng ra thử DNA để làm sáng tỏ nguồn gốc của mình. Có đúng là dòng máu của Nguyễn Tất Thành hay không? Rồi lấy quyền tổng bí thư chỉ định một Nguyễn Trung Thành, hay các cụ Lê Giản, Trần Danh Tuyên nào đó điều tra vụ nàng Nông Thị Xuân bị một thứ Beria Việt Nam là Trần Quốc Hòan hãm hiếp rồi lấy búa bọc vải bổ vào đầu cho chết rồi dàn cảnh tai nạn xe cán, vất xác trên đừơng Cổ Ngư, nay là đường Thanh Niên.

Trần Quốc Hoàn, mới được Võ Nguyên Giáp ca ngợi, tuy đã chết nhưng nếu cuộc điều tra thành công, thì có thể coi như vị “hòang hậu” đẹp gái nhưng xấu số họ Nông (hay họ Nguyễn?) sẽ được phục hồi và phục họat để đứng lên dõng dạc tố cáo người chồng vô sỉ, tàn ác nỡ tâm ra lệnh, hay ít ra cũng làm ngơ cho thuộc hạ làm nhục và thủ tiêu người đầu gối tay ấp của mình. Các nhân chứng đáng tin cậy còn đó: Nguyễn Minh Cần ở Moscow, Trần Danh Tuyên, Lê Giản ở Hà Nội, Vũ Đình Hùynh đã chết, Nguyễn Văn Tạo đã chết, nhưng Vũ Thư Hiên con Vũ Đình Hùynh, người đã được nghe Nguyễn Văn Tạo thuật lại câu chuyện vô luân độc ác này hãy còn đó ở Paris.

Ngoài tội sát thê nói trên họ Nông có thể tố cáo cho' già về một số tội sau đây:

1. Tội ác của Hồ Chí Minh to lớn nhất, rõ ràng nhất, không thể chối cãi được là tội giết hàng chục vạn người trong Cải Cách Ruộng Đất. Theo con số chính thức của Việt Cộng (4) thì số nạn nhân là 172.008 người. Nhưng nhiều chính khách và nhà phân tích thời cuộc ước lượng lên đến nửa triệu. Trong số này có cố tổng thống Mỹ Richard M. Nixon và kỹ sư Hoòang Văn Chí, người đã đi theo “kháng chiến” với Hồ Chí Minh, và sau hiệp định Genève đã vào Nam tìm tự do. Ông cũng là tác giả cuốn From Colonianism to Communism (Từ Thực Dân đến Cộng Sản). cả hai đàn anh khuyến cáo, chỉ vẽ cách thức để thực hiện một chiến dịch mẫu y hệt tại các nước đàn anh, theo đúng quy trình cải tạo xã hội của chủ nghĩa Mác–Lê–nin. Lúc ấy Hồ cũng là lãnh tụ đầy quyên lực vô song. Không thể đổ lỗi cho cấp dưới là Trường Chinh, Lê Văn Lương hay Hồ Viết Thắng, Hoàng Quốc Việt được. Sự kiện những tay đàn em thân tín này, tuy có bị “chế tài” qua loa trong một thời gian vắn, nhưng sau này đã được trọng dụng trở lại chứng tỏ kẻ ra lệnh và chịu hòan tòan trách nhiệm chính là Hồ Cho' Minh, chủ tịch đảng, chủ tịch nước đã ký sắc lệnh phát động CCRĐ. Ví dụ như Trường Chinh bị mất chức tổng bí thư đảng, nhưng lại được làm chủ tịch quốc hội, và sau này lại làm tới chủ tịch nước, và trở lại chức tổng bí thư như cũ. Như thế thì đã rõ trước mắt Hồ đàn em đã thi hành đúng lệnh của ông ta. Cũng chính vì vậy mà chiến dịch cải cách ruộng đất vẫn được ông ta đánh giá là “thành công, mặc dù có khuyết điểm”.

2. Rồi tội âm thầm, ném đá giấu tay, dùng bàn tay của Lâm Đức Thụ, tức Trương Béo tàn ác lọai trừ những đồng chí không theo chỉ thị của mình, hay vì ghen tương trai gái. Trong đó không thể không kể tới Lê Hồng Phong, người từng có lúc thách đố địa vị lãnh đạo của Hồ, người đã ngậm đắng nuốt cay để vợ chưa cưới của mình bị Hồ dầy vò. Hay Hà Huy Tập, tổng bí thư đảng CS từ đại hội I ở Ma Cao, người đã tố cáo “đồng cho' Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh, MV) phải chịu trách nhiệm về hàng trăm đồng chí bị địch bắt, giết...”. Rồi sau “cách mạng tháng 8” Hồ đã ra lệnh thủ tiêu Trương Béo để phi tang. Nhiều người đã bào chữa cho Hồ, nói Trương béo bị kỷ luật đảng vì phản đảng. Nhưng nếu vậy thì sao không thấy có quyết nghị hay án tích gì về việc phản bội này?

3. Sai Võ Nguyên Giáp xua cả một sư đòan đến tàn sát hàng ngàn nông dân Ba Làng, Qùynh Lưu chỉ biểu tình phản đôi phi vũ trang hồi tháng 8 năm 1954, nhằm đòi quyền di cư vào Nam theo quy định của hiệp định Ge–Ne–Vơ.

4. Hãm hại, thủ tiêu và báo cho mật thám Pháp bắt, giết các nhà cách mạng phi CS ở Hoa Nam, rồi ngầm ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp làm thịt hàng trăm chiến sĩ các đảng quốc gia đối lập khi ông ta tạm lánh mặt sang Paris “giám sát” hội nghị Fontainebleau và ký với bộ trưởng bộ Pháp Quốc hải ngọai Moutet một “modus vivendi” chủ bại.

5. Ra lệnh hay làm ngơ cho thủ hạ bỏ bao bố thả xuống sông Đáy hàng trăm chiến sĩ cách mạng phi CS, trong đó có những nhà văn nổi tiếng như Lan Khai, Khái Hưng.

6. Ra lệnh hay làm ngơ cho đàn em thủ tiêu những nhà cách mạng yêu nước như Đức Hùynh Phú Sổ, Chỉ kể ra một số tượng trưng mà hầu hết mọi đảng viên ngày nay đều đã nghe nói: Ủy viên trung ương đảng CS, phó chủ tịch quốc hội Dương Bạch Mai, các tướng Lê Trọng Tấn, Chu Văn Tấn (?), Đặng Kim Giang, Hòang Văn Thái, Lê Liêm, Nguyễn Vịnh; các đại tá Lê Minh Nghĩa, Nguyễn Minh Nghĩa, Đỗ Đức Kiên, Phan Hòang, Nguyễn Hiếu; các nhà trí thức Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Bùi Công Trừng; bộ trưởng Ung Văn Khiêm, vụ trưởng Vũ Đình Hùynh và hàng trăm văn nghệ sĩ, ký giả đã bị bắt giam không xét xử, bị trù giập, ngóc đầu không nổi trong đó có cả nhạc sĩ Văn Cao người có công sọan “quốc ca đầy sắt máu” cho đảng v.v...

8. Ra lệnh cho Võ Nguyên Giáp mở chiến dịch “tổng công kích, tổng nổi dậy” hồi Tết Mậu Thân (1968) tàn sát không biết bao nhiêu sinh linh, trong đó trên 40 ngàn Cộng quân, mà phần đông thuộc lực lượng của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam bị giết.

Vì bị ảnh hưởng bởi những cuốn sách của Jean Lacouture, Jean Sainteny hay của Archimedes Patti từng bị Hồ Chí Minh thôi miên bằng những cử chỉ thân mật theo lối ngoại giao tinh xảo, hay phong cách đạo đức giả xảo trá, cho nên phần đông tác giả ngọai quốc thường bênh Hồ Chí Minh. Họ nói, trong vụ tổng công kích Tết Mậu Thân, ông Hồ không chịu trách nhiêm và thực ra không chủ trương nướng trên bốn chục ngàn quân và tàn sát rồi chôn trong hàng trăm nấm mồ tập thể trên 3000 người ở Huế và bắt đi hàng ngàn người khác.

Thực ra lúc ấy, tuy ông Hồ đang “dưỡng bệnh” ở Bắc Kinh, nhưng vẫn chỉ huy điều khiển cuộc chiến qua những chỉ thị, cuộc gặp gỡ hay điện thọai với Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp và các tư lệnh và ủy viên bộ chính trị, và cũng có bay về VN để họp hội đồng chiến tranh, đích thân ra chỉ thị tiến hành cuộc xâm chiếm bất thành hồi ấy bằng một bài thơ trứ danh đã trở thành tư liệu qúy báu của bảo tàng Hồ Cho' Minh. Đọc hồi ký của Vũ Kỳ, bí thư của HCM thì rõ.

Nói đến chuyện “nướng quân”, nhiều người kết tội Võ Nguyên Giáp. Trận Vĩnh Yên đầu năm 1951 hay trận Điện Biên đầu năm 1954 chẳng hạn thường được nêu lên làm bằng chứng. Điện Biên là chiến trường rộng lớn, không nói làm gì, trong đó phía đối phương thất trận bị giết gần mười ngàn, thì phía (CS) thắng trận còn bị giết nhiều hơn: hơn mười ngàn. Đến như một trận nhỏ hơn ở Vĩnh Yên mà Giáp cũng nướng 6.000, và 500 tù binh bị bắt sống. Chính Giáp cũng từng nói, cứ cho ông ta những người lính sẵn sàng chết, ông ta chắc chắn sẽ chiến thắng. Và vì thế chiến thuật biển người (humnan waves) thường được họ Võ xử dụng là điều dễ hiểu. Trận đánh lớn nhất gọi là “tổng công kích, tổng nổi dậy” hồi Tết Mậu Thân cũng rập theo chiến thuật ấy.

Nhưng đây không phải là chiến pháp riêng của Võ Nguyên Giáp. Đây là chiến pháp thường dùng của Cộng Sản Tầu, một nước thừa dân, không thiếu quân cho chiến thuật ấy. Và Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Việt cộng lúc ấy cũng bị ảnh hưởng bởi chiến pháp Mao Trạch Đông không ngần ngại chỉ thị cho đàn em áp dụng tại chiến trường Việt Nam. Chiến sĩ phơi thây tại chiến trường như rạ. Võ Nguyên Giáp dầu sao cũng là đàn em thân tín nhất của họ Hồ, từng nghe lãnh tụ nói trong giấc mơ “dù có phải đốt hết dẫy trường sơn cũng phải đánh” và, khi tỉnh cũng nói, “dù có phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm, hay lâu hơn nửa thì cũng không từ”.

Vì thế cái tội mà chúng ta thường ghép cho Võ Nguyên Giáp cũng phải đổ lên đầu cho' Hồ: Tội quy vu trưởng”.

Ngày nay họ Võ thấm thía về cái số sát quân của mình có lẽ đôi lúc cũng hối hận ăn năn. Phải chăng vì vậy mà có người thấy ông ngồi thiền để tĩnh tâm? Không biết người vô thần như ông có khấn Phật tha tội không nhỉ?

Thiết tưởng muốn chuộc lỗi cũng không khó khăn gì. Chỉ cần tiếp tay với Nông Đức Mạnh để đổ hết tội lên đầu kẻ đã chết, mà xác hãy còn bị phơi ở quảng trường Ba Đình.

9. Lừa dối nhân dân và dư luận thế giới bằng cuốn “những mẩu chuyện về đời họat động của Hồ cho' tịch” dưới bút hiệu Trần Dân Tiên trong đó tự phong mình là “cho' gia dân tộc”, để hô hào nhân dân theo mình chém giết lẫn nhau mà cứ tưởng đấu tranh vì độc lập, thống nhất dân tộc. Cuộc chiến khốc liệt với hàng chục triệu ngừoi chết chỉ đem đến kết quả là tòan dân bị thống trị bởi một đảng độc tôn, tham nhũng, nó đưa đất nước xuống hàng vài nước nghèo đói lạc hậu nhất thế giới.

10. Và, cuối cùng, đầu mối, nguyên nhân của mọi tội lỗi là tội đưa chủ nghĩa Cộng Sản Mác Lê vào Việt Nam, thay mặt Quốc Tế 3 (Komintern) lập lên đảng CS Đông Dương gây họa cho dân tộc hơn bảy chục năm qua. Bao lâu cái đảng Cộng Sản do Hồ Chí Minh lập lên và lãnh đạo còn đó ở Viêt Nam, để đè đầu bóp cooổ nhân dân ta, để bán đất bán biển, bán lao động, bán thiếu nữ cho Trung Quốc thì bằng chứng về mọi tội ác của Hồ Chí Minh còn rành rành, vô phương chối cãi.

Ngày xưa, cách nay đúng nửa thế kỷ, cũng vì có Hồ Chí Minh mà có cảnh con tố cha, vợ tố chồng, làm cho đất nước đảo điên tang thương, mọi truyền thống tốt đẹp của giang sơn bỗng biến tan mất. Ngày nay nếu con Mạnh dám tố cha Minh thì vợ Nông (hay Nguyễn) Thị Xuân cũng sẽ đội mồ chỗi dậy để tố chồng Nguyễn Tất Thành, và như vậy hóa kiếp cho Nguyễn Tất Trung (hiện mang họ Vũ, là họ của bố nuôi, Vũ Kỳ, nguyên bí thư của Hồ Chí Minh) khỏi mang tiếng con hoang.
Con tố cha, vợ tố chồng là như vậy.
Hy vọng sau cuộc đấu tố vô tiền khóang hậu lần này đất nước sẽ sớm thóat ách giặc Cộng để khôi phục lại truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
Nửa thế kỷ trước, Nikita Khrutshchev đã phải nói phỏng cổ trong gần 5 tiếng đồng hồ để kể tội Stalin đối với đảng CS Liên Xô. Chúng ta không nghĩ Nông Đức Mạnh đủ sức kể hết tội của Hồ Chí Minh. Nhưng hãy cứ chú ý đặt trọng tâm vào 10 tội chính trên đây cũng đáng khen rồi.

Gần đây đảng CSVN đã mị dân bằng cách kêu gọi “góp ý” với đảng về báo cáo chính trị sẽ được đọc tại đại hội đảng vào tháng 4 hay tháng 5 sắp tới. Nhiều viên chức cao cấp nhà nước và đảng viên cũng như một số nhà đấu tranh trong nước đã mất nhiều thì giờ và giấy bút để gửi tới những bản “góp ý” chân thành, có bản khá sâu sắc. Trong số đó phải kể đến những bản của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, cựu đại sứ Nguyễn Trung, trung tướng Nguyễn Hòa, của các giáo sư Phan Đình Diệu, Lê Đăng Doanh, nhà văn Trần Mạnh Hảo, nhà báo Phan Thế Hải, các nhà cách mạng lão thành Nguyễn Văn Bé, Nguyễn Văn Thi vân vân... và nhất là của Nguyễn Khắc Toàn, vừa mới ra tù, trong mình còn đủ mọi thứ bệnh trầm trọng, tưởng không còn đủ sức cầm lấy cây bút, cũng gửi tới đảng một bản “góp ý” thật dài, với những chứng liệu lịch sử và thống kê chi tiết. Đặc biệt hơn nữa, chính ông Hoàng Minh Chính cũng lại lên tiếng góp ý và đề nghị hủy bỏ điều 4 hiến pháp, sửa đổi hiến pháp giống như hiến pháp 1946, thời Hồ Cho' Minh còn sống.

Không biết độc giả nghĩ sao, chứ riêng với người viết, “góp ý” với CS chẳng khác gì nói chuyện với đầu gối. Không hiểu tại sao, những nhà đấu tranh với CS như Hoàng Minh Chính và Nguyễn Khắc Toàn mà cho đến nay vẫn sẵn sàng lên sân khấu diễn chèo theo đúng bài bản của những tay đạo diễn chuyên môn lừa mị. Những lời lẽ hào sảng, những lý luận đanh thép, những tài liệu xác đáng của những người này đảng CS có cho đưa lên báo cho dân biết đâu. Còn nếu chỉ để cho vài tay trong bộ chính trị đọc, thì, liệu chúng có đọc không và có thèm xét đến không? Ngay chính nhà văn Trần Mạnh Hảo, khi góp ý đã nói rõ mình góp ý không phải với tư cách nhà văn, mà là với tư cách nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đã thú nhận với nhân viên đài BBC rằng ông đã từng góp ý cả trăm lần mà “tất cả những lần trước đây hầu như đều bị đảng vất vào sọt rác hết”. Vậy mà vẫn kiên trì “góp ý” thì kể cũng lạ!

Thiết tưởng, nếu có cần góp ý, thì nên góp ý mật với một tay CS gộc nào có thực quyền nhất ví dụ như Nông Đức Mạnh, hay Nguyễn Văn An chẳng hạn, để cho anh ta lấy hết dũng khí mà hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh.

Hoặc giả, nên “góp ý” với các em đánh giầy, các chú chở xe ôm, các bà buôn thúng bán bưng lang thang thất thểu trên các vỉa hè, là lớp người hàng ngày vẫn rêu rao những câu vè, những vần ca dao nguyền rủa Hồ Chí Minh mà Lê Nhân và Nguyễn Thái Hòang đã trích đưa lên mạng mấy tháng vừa qua. Những ca, vè này nói lên hết sự khinh bỉ, óan hờn mà người dân thấp cổ bé miệng dành cho cho' Hồ. Chúng được chuyền miệng một cách bí mật, vụng trộm, nhưng lại được nhiều người nghe để giải khuây và lấy làm khóai chí, trong đó không thiếu những đảng viên “lương thiện và giác ngộ”.

Hay góp ý với 8 triệu dân Sài Gòn mạnh dạn lên tiếng đòi xóa tên Hồ Chí Minh, trả lại tên SÀI GÒN cho thành phố thân thương từng có mỹ danh Hòn Ngọc Viễn Đông này.

Hay góp ý với những vị lãnh đạo tôn giáo đương là nạn nhân của “tự–do–tôn– giáo–theo–hiến–pháp” như mục sư Nguyễn Hồng Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ, ứng viên giải Nobel hòa bình, 4 linh mục Công giáo mới lên tiếng kêu gọi tẩy chay bầu cử theo kiểu đảng cử dân bầu v.v...

Hay “góp ý” với những công nhân đương tranh đấu đòi tăng lương, những nông dân đương bị cướp đất, chỉ vẽ cho họ biết cách tổ chức biểu tình, đấu tranh có phương pháp hầu tránh sự đàn áp bắt bớ của Công an...vân vân, thiếu gì việc làm mà đi “góp ý” với bọn phường chèo, luôn luôn thất hứa và coi ý dân chẳng ra cái thá gì?

Cho đến bây giờ, khi mà cuốn Hắc thư của Cộng Sản do Stéphane Courtois và 5 đồng tác giả biên sọan đã ra mắt đựơc cả chục năm rồi, khi mà hội đồng Âu Châu đã đòi đưa các nước Cộng Sản ra tòa án quốc tế, khi mà NK đã hạ bệ Stalin được hơn nửa thế kỷ, mà những nhà đấu tranh của chúng ta còn đi chứng minh lý thuyết Mác Xít là sai, và đề nghị CS cởi mở hơn về chính trị, bỏ điều 4 hiến pháp! Có ai tỉnh thức mà còn tin rằng CS thực tâm thi hành hiến pháp bao giờ không? Vậy thì chúng ta đang thức hay đang ngủ?. Nếu chủ nghĩa Mác chỉ sai thôi thì đâu đến nỗi. Nó là nguồn gốc mọi tôi ác, là chính sự ác như cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã can đảm, dứt khóat khẳng định, trước khi ra tay triệt hạ nó... Và Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa cái chủ nghĩa đại ác đó vào VN làm bại họai luân thường, đảo điên truyền thống, mở đầu cho lịch sử của một nền đạo lý thú rừng, con tố cha, vợ tố chồng!

Bây giờ là lúc các lãnh tụ CS VN cần bắt chước NK (dầu đã trễ đúng nửa thế kỷ) lên án những tội lỗi tầy trời của Hồ Chí Minh, của sự tôn sùng cá nhân, của kẻ tự tôn mình làm thần tượng, làm cho' già dâm tộc để lừa dân, đưa cả một dân tộc vào chiến tranh gây chết chóc hàng chục triệu người, rồi sau khi chiến thắng gìm cả một dân tộc xuống cảnh nô lệ, đói nghèo lạc hậu.

Điều đó có diễn ra trong kỳ đại hội X sắp tới của Cộng Đảng hay không còn tùy thuộc vào sự thức tỉnh của lớp trí thức trong cũng như ngòai nước, nhất là những người tự cho mình đang đấu tranh vì tự do dân chủ và sự trường tồn của dân tộc. Nếu chỉ theo nhau ngoan ngõan nghe lời đảng mà “góp ý” (và bình giảng, bình luận về những bản góp ý) thì cũng chỉ là đánh bùn sang ao. Phải có một cái gì mới. Phải mạnh dạn hơn. Phải dũng cảm hơn. Bao lâu những Lữ Phương, Nguyễn Thiện Tâm còn ca tụng Hồ Cho' Minh là đại anh hùng dân tộc, là người có công cực kỳ to lớn, bao lâu những Hòang Minh Chính, Dương Thu Hương còn chưa có đủ dũng khí lên tiếng tố cáo tội ác của Hồ Cho'Minh, thì dĩ nhiên cái đảng do ông ta theo chỉ thị của Komintern lập lên vẫn sẽ còn đó, sau hết đại hội này đến đại hội khác, chẳng thay đổi được gỉ. Và như vậy thì biết đến bao giờ dân mới hết khổ, nước mới có tự do?

Thiết tưởng các nhà đấu tranh cho dân chủ tự do nên đặt mình vào địa vị của hàng chục triệu thường dân, nhân dân lao động, nông dân, những người cùng khổ ở thôn quê hay miền sơn cước hẻo lánh, và những gia đình chiến sĩ cách mạng quốc gia đã từng là nạn nhân của Hồ Chí Minh, gia đình những “tù cải tạo” năm xưa, gia đình , hậu duệ của những tiểu thương, tiểu nông bị giết oan trong các cuộc cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản v.v... gia đình những chiến sĩ chống cộng nay phải sống như kẻ mất nước nơi đất khách quê người, gia đình của những “thuyền nhân” đã bỏ thây dưới biển, trên núi, trong rừng khi chạy trốn nạn Cộng sản... và cả những đảng viên hay cựu đảng viên CS bị đối xử bất công, vì chèn ép, bạc đãi thâm chí bị hãm hại v.v... và v.v... thì mới thấy được rằng những lớp người đông đảo, chiếm tuyệt đại đa số ấy đang vô cùng căm ghét cho' Hồ. Nay các vị không dám động đến ông ta, thì làm sao mong cuộc tranh đấu của qúy vị được sự hưởng ứng của tòan dân? Qúy vị có nhớ rằng sở dĩ chuyến đi Mỹ của Hòang Minh Chính thất bại và còn bị nghi ngờ, thậm chí bị sỉ vả là cò mồi, chỉ vì ông ta đã lên án Stalin, Mao Trạch Đông mà lại không dám lên án Hồ Cho' Minh không? Xin đừng bảo, đó chỉ làsự im lặng chiến thuật. Bởi vì đó là thứ chiến thuật chủ bại. Chưa đánh đã hàngcó một vai trò nào đó. Tôi cũng đã nhiều lần trưng dẫn lời của cựu lãnh tụ Cộng đảng Ý Ignazio Silone, nhân vật thứ nhì sau Togliatti, sau khi đã thức tỉnh để bỏ đảng đã nói với chính Togliatti rằng “cuộc chiến đấu cuối cùng sẽ là cuộc chiến giữa những người cựu đảng viên với những đảng viên CS”. Nhưng phải nhắm những đảng viên lương thiện yêu nước, giác ngộ, biết mình đã lầm và thực lòng xám hối như Bùi Tín, Nguyễn Hộ ... và biết nhận ra rằng chính Hồ Cho' Minh mới là thủ phạm chính của mọi tai họa của tổ quốc. Còn những kẻ vẫn nghĩ Hồ Chí Minh có công và mình đã đúng khi đi theo Hồ Chí Minh, như Lữ Phương chẳng hạn thì không thể tin được, và cần phải lọai họ ra ngòai. Phải giác ngộ như Ignazio Silone hay Milovan Djilas mới xứng đáng đứng vào hàng ngũ các chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ tự do.

Nếu qúy vị muốn lợi dụng địa vị, quyền lực, thế lực và phương tiện của một số tướng lãnh đảng viên cộng sản sẵn sàng ủng hộ các phong trào đấu tranh cho dân chủ tự do, thì trước hết phải bằng mọi cách thuyết phục họ về tội ác của cho' Hồ. Nếu chưa làm được điều đó, khiến họ vẫn còn nghĩ Hồ có công dành độc lập trong kháng chiến “chống Pháp”, thì thà trì hõan tiến công hơn là dùng họ để rồi phải theo họ “nhớ ơn” cho' Hồ. Bởi vì như thế là qúy vị đã đầu hàng trước khi giao chiến. Mà giả như thành công thì thành quả sẽ chỉ là một miếng thịt, đĩa xôi được CS bố thí cho mà thôi. Có thể CS sẽ dành cho qúy vị 50–70 chỗ ngồi trong “quốc–hội gật”, hay một vài ghế bộ trưởng trong chính phủ CS. Hoặc giả qúy vị sẽ được lập ra một đảng đối lập theo kiểu những đảng Xã Hội, Dân Chủ thời Hồ Cho' Minh còn sống, nghĩa là một thứ trang trí cho chế độ, một quảng cáo cho chế độ trước dư luận quốc tế.

Nhân nhớ lại vụ con tố cha vợ tố chồng trong cải cách ruộng đất và vụ Nikita Khrutshchev tố Stalin nửa thế kỷ trước, đồng thời liên tưởng tới những sự việc mới xảy ra tại cộng đồng Âu châu, chúng tôi viết bài này, không nhắm mục đích hô hào cổ võ cho một hành động hay tổ chức nào, cũng không có ý chê bai, bài xích những tổ chức dấu tranh đứng đắn nào. Mà chỉ muốn góp một nhận xét cá nhân để mọi người cùng suy gẫm.


Nam Cali 15/3/20062 Lawrenty Pavlovich Beria trùm mật vụ NKVD là kẻ đã từng tiếp tay cho Stalin trong những cuộc thanh trừng đẫm máu thập niên 30 thế kỷ trước. Khi Stalin chết y đã manh tâm lên kế vị để tiếp tục chính sách của Stalin. Nhưng y đã bị những đồng chí thân tín của NK bắt giữ, kết án và xử tử ngày 4–12–1953.
3 Khrutshchev Remembers, Little Brown & Company, Boston, 1970, page 573.
4 Ghi trong cuốn Lịch sử Kinh Tế Việt Nam 1945–2000 do viện Kinh Tế Việt Nam (CS) mới xuất bản
Tội Ác Của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Nguyễn Văn Lợi
(VNN)
Nhắc tới tội ác của Cộng Sản Quốc Tế (CSQT) nói chung và tội ác của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) nói riêng, có thể nói hầu hết mọi người Việt Nam, chẳng còn ai mơ hồ về bản chất tàn bạo của chế độ này, vì không nhiều thì ít, chúng ta đều là nạn nhân của chúng.
Bản chất tàn bạo đó đã được chính ông tô? CS là Mác Lênin xác nhận là rất cần thiết để tiến hành cuộc cách mạng xây dựng nền chuyên chính vô sản. Theo Mác, muốn xây dựng nền chuyên chinh vô sản, cần phải đạp đổ tất cả những gì hiện có, mà muốn đạp đổ mọi thứ thì phải có những con người không có gì cả như tiền của, gia đình, vợ con v.v... để mất. Do đó, cần có một đội ngũ cán bộ xuất thân từ những con người vô sản trong giới bần cố nông và công nhân. Tuy nhiên, Mác cũng nhận ra rằng, trong giới vô sản cũng có những người lương thiện không thể làm điều ác để có thể đạp đổ tất cả. Cho nên muốn xây dựng chế đô. CS thành công thì phải sử dụng những thành phần bất lương, côn đồ, hung dữ trong giới vô sản, vì chỉ những thành phần này mới có thể tận dụng bạo lực để trở thành cán bộ cách mạng của giai cấp vô sản.
Ta hãy điểm qua một số thành phần lãnh đạo tiêu biểu trong ĐCSVN làm ví dụ. Từ Hồ chí Minh (HCM), lãnh tu. CSVN, với bản chất độc ác lưu manh, lường gạt (mà nhiều người đã biết) giống như tên bạo chúa Stalin, đến ông sú chột Lê Đức Anh, gốc cai thầu chuyên đánh đập công nhân cao su của Pháp. Từ anh thiến lợn Đỗ Mười với bản chất đồ tể có sẵn đến tên Trần quốc Hoàn, một gã côn đồ lưu manh chuyên nghề đánh thuê chém mướn ở Hải Phòng ta sẽ thấy rõ điểm đó. Điều quan trọng cần biết rõ về HCM khi ông ta chỉ là một tên phản quốc chứ không phải là người thương dân yêu nước như có người lầm tưởng, nên dân tộc ta phải chịu biết bao khổ đau chồng chất suốt 76 năm nay. Việc HCM là tên phản quốc đã được chính văn khố của Trung Ương Đảng Cộng Sản Liên Bang Sô Viết tiết lộ năm 1991 sau khi Liên Sô sụp đổ. Theo tài liệu ghi rõ thì HCM đã được Đệ Tam CS quốc tế huấn luyện có trả lương kể từ năm 1924 để thi hành việc cộng sản hoá toàn cõi Đông Dương bao gồm cả Mã Lai và Thái Lan theo lệnh của Stalin. Ta cũng thấy rõ nét bản chất phản quốc của HCM khi ông ta xin học trừơng Pháp để mong làm tay sai cho Pháp nhưng không thành. Cũng với bản chất tay sai, đàn em là Tố Hữu chỉ khóc Stalin khi hắn chết, mà không có một giọt nước mắt cho Tổ Tiên và đồng bào của mình v.v....
Tội ác CSVN kể ra thì nhiều vô cùng tận và toàn là những tội rất nặng, đến nỗi lá rừng ghi không hết và nước đại dương rửa cũng không thể sạch. Đó là những tội ác mang đặc tính diệt chủng chống nhân loại. Những tội điển hình như vụ: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng, Tết Mậu Thân 1968, Tù Cải Tạo sau 1975, Bán Đất Dâng Biển cho ngoại bang v.v... Dĩ nhiên, chúng ta không thể viết từng chi tiết của mỗi tội cũng như không thể viết hết tội ác của chúng trong phạm vi bài này, mà chỉ có thể kể tóm tắt một số tượng trưng mà thôi.
Tội ác đầu tiên khi HCM vừa áp đặt chủ nghĩa CS trên đất VN là thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh vào những năm 1930-1931. Trong thời kỳ này, khẩu hiệu được áp dụng triệt để là: Trí, Phú, Địa, Hào phải đào tận gốc trốc tận rễ. Nghĩa là, CSVN chủ trương là phải tiêu diệt bốn thành phần này thì giới vô sản như bần cố nông và giai cấp công nhân mới lãnh đạo được phong trào CS trên đất nước. Trong một xã hội dân chủ pháp trị, ai giết vô cớ dù chỉ một người thôi cũng phải đền mạng. Nhưng với xã hội VN ở thời kỳ này, việc giết bốn thành phần trên khi gặp ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào mà không cần xét xử, không cần biết đúng sai tốt xấu, có tội hay không có tội, chỉ là "chuyện bình thường". Chính cái tưởng là chuyện bình thường nhưng vô cùng "dã man" ấy đã nhân tội ác lên đến trăm ngàn lần so với xã hội có luật pháp nghiêm minh.
Tội ác kế tiếp là Cải Cách Ruộng Đất (CCRD) từ năm 1949-1956 ở miền Bắc VN. Với dân số khoảng 16 triệu người thời bấy giờ, CCRD đã giết oan 173,008 thường dân vô tội theo thống kê trong cuốn "Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000", do Viện Kinh Tế VN CS mới xuất bản trong nước. Xem thế thì cứ chưa tới 100 người, có một người bị giết. Đây là một thời kỳ kinh hòang cho toàn xã hội miền bắc.
Nói đến tội ác trong CCRD, ông Nguyễn Minh Cần, cựu phó Chủ Tịch Ủy Ban Hành Chánh Thành Phố Hànội, cho biết là có bốn nét chính nổi bật nhất cần quan tâm. Đó là:
Thứ nhất. Tội tàn sát thường dân vô tội - tội ác chống nhân loại. Người nông dân VN vốn hiền hòa, chất phác, đang làm ăn sinh sống và hết lòng đóng góp cho đảng, bỗng dưng bị đảng giáng cho một đòn chí mạng. Tầng lớp năng nổ, giỏi, biết làm ăn thì bị gán cho là địa chủ, cường hào ác bá, bị triệt hạ hết đường sinh sống. Những cán bộ của đảng ở nông thôn, đã từng vì đảng mà chịu nhiều hy sinh cũng bị quy là phản động, gián điệp, Việt gian v.v... để rồi bị trừng trị, bị bắn giết man rợ.
Thứ hai. Tội phá hoại truyền thống tốt đẹp mấy ngàn năm của dân tộc. Truyền thống hiếu hòa, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, lá lành đùm lá rách đầy tình người, rất đậm đà ở nông thôn VN được dân ta xây dựng hàng ngàn năm đã bi. CSVN phá vỡ trong thời kỳ CCRD.
Thứ ba. Tội phá hoại luân thường đạo lý dân tộc. Trong lịch sử dân tộc VN, chưa bao giờ đạo lý làm người bị đảo điên cách quái đản như trong thời kỳ CCRD. Con cái phải bịa chuyện gian dối đấu tố cha mẹ (mà Trường Chinh đã đấu tố cha ruột đến chết để làm gương). Vợ chồng, anh em phải đấu tố lẫn nhau. Hàng xóm láng giềng phải tìm cách vu khống, nói xấu gây căm thù, giáng hoạ cho nhau. Kẻ bị đấu tố bị trói, bắt qùi gục mặt như một tội nhân trước đám đông bao quanh, chịu đủ loại cực hình, phải gọi người đang đấu tố mình là ông là bà và phải xưng là con dù người đó chỉ là đúa con nít hay nó chính là con mình. Người đứng ra đấu tố thì gọi nạn nhân là "mày", là "thằng nọ", "con kia" rồi mắng nhiếc đủ điều thô tục v..v.. Cuối cùng nạn nhân bị giết bằng nhiều cách như xử bắn, hay chôn toàn thân xuống đất chỉ hở cái đầu, rồi dùng trâu kéo cầy cho đứt cổ nạn nhân trước sự chứng kiến của quần chúng, kể cả thân nhân cũng buộc phải chứng kiến dể tạo khủng bố tinh thần; nhiều người nhất là trẻ em bắt phải chứng kiến đã khóc ré lên rồi ngất xiu?, nhiều trường hợp người trong gia đình nạn nhân bị điên loạn mất trí, con cái bơ vơ không nơi nương tựa v.v... Thật là một bi kịch hãi hung! cảnh địa ngục trần gian!!!
Thứ Tự Tội phá huỷ truyền thống tâm linh và văn hóa dân tộc. Trước CCRD, các nhà thờ, nhà chùa, đình làng v.v.. đều có ruộng đất riêng để lo sửa sang tu bổ nơi thờ phượng, cúng tế hàng năm, cũng như nuôi sống tu sĩ, và nhân sự chăm lo việc chung... Nhờ thế hoạt động tôn giáo tâm linh, từ thiện được điều hòa. Với CCRD, ruộng đất bị trưng thu để chia cho nông dân, các nơi thờ tự đình làng trở nên điêu đứng, cuộc sống tâm linh hoàn toàn bị xóa bỏ. Chữ "thiện" chữ "nhân" chẳng còn ai nhắc đến.
Tóm lại trong CCRD, nhiều người vô tội đã chết oan, có người tự tử vì qúa sợ hãi, vì bị vu khống. Những tiếng thét oan khiên, máu đổ ra khắp nơi, nước mắt khô cạn vì không còn để chảy. Nhiều người lúc ấy chỉ mơ ước được làm con chó hay con mèo cho yên thân... CCRD là một tội ác phản thiên nhiên, phản vũ trụ, vì nó đã bắt con người, dù có trí khôn hơn con vật, phải giết chết cả những người thân yêu nhất của mình như cha mẹ, vợ chồng con cái. Hành động trên còn thua xa cả loài lang sói, vì lang sói không bao giờ giết chết hay ăn thịt đồng loại.
Những năm 1956-1958, một số đảng viên trí thức như Trần Dần, Nguyễn hữu Đang, Lê Đạt bị bắt giam tù đầy trên 20 năm vì "tội" lập ra tờ báo "Nhân Văn" và "Giai Phẩm". Năm 1959, CSVN thi hành chính sách cướp bóc tài sản và các tư liệu sản xuất dưới hình thức "công tư hợp doanh" ở thành thị và "hợp tác xã nông nghiệp" ở nông thôn.
Năm 1961, CSVN đánh vào các tôn giáo và khủng bố các vị tu hành, phá chùa, nhà thờ hoặc sử dụng vào các mục đích ngoài tôn giáo.
Trong cuộc chiến xâm lăng miền nam trước 1975, VC đã thủ tiêu hàng ngàn viên chức chính phu? VNCH ở vùng mất an ninh. Đã chôn sống hơn 3000 thường dân vô tội ở Huế hồi Tết Mậu Thân năm 1968. Đã bắn hỏa tiễn vào đại lộ kinh hoàng giết cả chục ngàn người dân vô tội vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Đã pháo kích vào trường Tiểu Học Cai Lậy giết hàng trăm em học sinh trên dưới 10 tuổi vào năm 1974. Có thể nói, người dân miền Nam sợ chúng như sợ thần chết, hễ chúng tới đâu là người ta tìm cách chạy trốn về phía quân đội VNCH để tìm sự che chở.
Sau khi cưỡng chiếm miền Nam, VC hành hạ các quân cán chính VNCH trong các nhà tù nơi rừng thiêng nước độc nguỵ trang là trại cải tạo. Tù nhân bị lao động khổ sai, bị tra tấn, hành hạ đến suy nhược cả tinh thần lẫn thể xác, thần kinh luôn luôn bị căng thẳng, lao động qúa sức lại thiếu ăn, đau không cho thuốc men, khiến cả ngàn người đã bị chết. Mặt khác, theo kết qủa điều tra của hai giáo sư đại học Jackson và Desbarats thì có ít nhất 65,000 người bị hành quyết trong các trại tù từ 1975-1983, đó là con số khiêm nhường, thật ra nó còn ghê gớm hơn nữa. Trong khi chồng bị tù tội, thì vợ con ở nhà bị tịch thu nhà cửa và đuổi đi vùng kinh tế mới, hoặc sống lê lết bên lề đường hay dưới gầm cầu cống rãnh. Con trai của họ không được vào đại học dù là học sinh xuất sắc, mà bị bắt di lính. Đã có khoảng 60,000 người là con em của thành phần này bị chết trên chiến trường Cambốt hay biên giới Việt Trung, và khoảng hơn 100,000 người bị tàn phế. Trong khi con gái của họ rơi vào cảnh phải làm điếm để phụ giúp mẹ và các em.
Cũng sau một thời gian ngắn cưỡng chiếm miền Nam, CSVN đã biến cả nước thành nhà tù vĩ dại dưới tên "Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam"; chúng tiến hành cải tạo xã hội miền nam, mà theo cựu Đại Tá cộng sản Bùi Tín, thì đó thực chất chỉ là ăn cướp tài sản của nhân dân, xóa sạch nền kinh tế thị trường tiến bộ và phá nát hạ tầng cơ sở có sẵn của miền Nam, khiến cả nước lâm vào cảnh đói nghèo lạc hậu có ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay. Ông Bùi Tín còn kết án chế đô. VC độc ác vô nhân, vì đã hành hạ hèn mạt quân cán chính VNCH khiến nhiều người phải chết trên rừng thiêng nước độc như trên đã nói, đã phá nát nghĩa trang quân đội và thu vàng bán bến, gỉa vờ cho phép người vượt biển ra đi để tịch thu tài sản của họ, nhưng sau đó lại cho lính bắn chìm ghe vượt biển, giết hại nhiều đồng bào vô tội.
Giữa năm 1978, VC mở chiến dịch đánh tư sản mại bản để cải tạo công thương nghiệp, chúng đã ăn cướp tài sản của hơn 40,000 gia đình của người dân miền Nam, khiến họ trở thành trắng tay và phải liều chết vượt biên vượt biển ra đi tìm tự do, tạo nên phong trào thuyền nhân bi hùng nhất trong lịch sử nhân loại; với nửa triệu người chết trên biển cả đã làm rúng động lương tâm nhân loại khi một số quốc gia đã kéo thuyền người tị nạn ra biển không cho cập bến khiến họ phải chết. May mắn thay, Liên Hiệp Quốc biết được chuyện này nên LHQ đã phải họp khẩn ở Geneve ngày 14/11/1978 gồm 71 quốc gia tham dự để tìm phương cách giải quyết. Kết qủa là LHQ đã tuyên bố vấn đề thuyền nhân VN là vấn nạn chung của thế giới và yêu cầu các quốc gia nếu có thuyền nhân cập bến thì phải tiếp nhận và giúp đỡ dưới sự bảo trợ của LHQ
Theo một thư tố cáo chưa được công bố, viết ngày 18/4/04 tại Virginia, HK, mà nhân chứng là Ông Trần H và Ông Hoàng Qúy cho biết thì để tạo lý cớ xâm lăng CamBốt năm 1978, CSVN đã đạo diễn tấn thảm kịch cực kỳ dã man, tàn bạo và ghê tởm. Đó là, đêm 18/4/1978, VC đã tập trung mọi người vào các chùa và trường học, không phân biệt già trẻ lớn bé nam nữ và tắm máu 3,157 dân làng Ba Chúc ở biên giới Việt Miên rồi đổ tội cho Khmer Đỏ. Hành động ném đá dấu tay của bọn VC giết người nêu trên là để đánh lừa dư luận. Hành động ấy đã đến lúc cần phải được cho ra ánh sáng để công luận xét xử.
Tội ác kế tiếp là đảng CSVN đã bán đất đai và nhượng biển của tổ tiên cho Trung Cộng. Tội ác ấy đã được Thủ Tướng CSVN Phạm văn Đồng chính thức công nhận qua văn thư nhượng đảo và biển gửi cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu ân Lai ngày 14/9/1958: "Chính Phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4/9/1958 của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa". Với bản chất bán nước của CSVN, ngày 30/12/1999, Hànội đã bí mật ký kết với Trung Cộng Hiệp Định Về Biên Giới Trên Đất Liền. Và ngày 25/12/2000 ký Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp Định Hợp Tác Nghề Cá Trong Vịnh Bắc Bộ. Qua những hiệp định này, Việt Nam đã bị mất về tay Trung Cộng 720 Km vuông biên giới phía bắc VN, và 11.000 Km vuông Vịnh Bắc Việt, mất nguồn cá và các loại hải sản quan trọng nuôi sống dân VN, và mất tìềm năng dầu khí dưới lớp thủy tra thạch trong vịnh. Tội ác bán nước được tiếp diễn khi VC bắt bỏ tù Luật Sư trẻ tuổi Lê Chí Quang khi ông kêu gọi nhà cầm quyền hiện nay trong tiểu luận nổi tiếng "Hãy Cảnh Giác Với Bắc Triều".
Hiện tại, từ kế hoạch xuất cảng lao động ra nước ngoài đến nạn buôn bán phụ nữ làm cô dâu Đại Hàn & Đài Loan cũng như nạn buôn bán trẻ em dưới vị thành niên sang Cambốt để làm điếm, mà VC chủ trương để lấy tiền bỏ túi, đang là mối sỉ nhục lớn cho dân tộc VN mà những ai quan tâm đều cảm thấy đau xót. Rõ ràng là nhà nước VC không quan tâm đến dân tộc và đất nước mà chỉ quan tâm làm sao giữ được độc quyền cai trị để có đặc quyền đặc lợi.
Tổng quát, kể từ khi HCM áp đặt chủ nghĩa CS phi nhân bản phản dân tộc trên đất nước ta năm 1930 cho đến nay, Đảng CSVN đã gieo rắc biết bao tai họa cho dân tộc và đất nước mà hậu qủa hiện nay là sự suy đồi về cả vật chất lẫn tinh thần với sáu nan đề chính mà dân tộc VN phải đối diện và giải quyết. Đó là: tàn phá môi sinh, băng hoại đạo đức, phân cực giầu nghèo, thiệt hại lãnh thổ, bất công xã hội, và thất thoát tài sản quốc giạ
Điều đau xót và đáng quan tâm mà mọi người Việt Nam yêu nước phải suy nghĩ là hiện tại dân tộc và đất nước VN nghèo nàn và tụt hậu nhất so với các nước láng giềng. Chính Thủ Tướng VC Phan văn Khải trong kỳ họp Trung Ương Đảng CSVN từ 6-13/1/04 đã thú nhận trước cử tọa: "...VN cần 20 năm nữa mới theo theo kịp Thái Lan...", nên nhớ Thái Lan trước năm 1975 chả hơn gì nếu không muốn nói là thua VNCH. Tháng 9/05, cũng chính Khải tái xác nhận trước nhiều viên chức chính phủ và một số nhà kinh doanh tại Hànội là VN cần 15 năm nữa mới theo kịp Thái Lan. Ông Khải đưa ra những dữ kiện để hỗ trợ cho kết luận trên như phiá VN có lợi tức bình quân đầu người (BQĐN) là 400 dollars/năm với tỉ số phát triển là 8%, trong khi Thái Lan có lợi tức BQĐN là 1650 dollars/năm với tỉ số phát triển là 5%. Thật ra qua hai lần thú nhận trên ta thấy rõ ông Khải có ba điều sai mà ông ta không biết, Thứ nhất, chưa đầy hai năm (1/04-9/05) mà VN đã phát triển và rút ngắn khoảng cách với Thái Lan được ba năm mà không chứng minh được là không đúng. Thứ hai, khi có tiền thì sẽ đẻ ra tiền, Thái Lan giầu hơn VN, họ sẽ dùng tiền đó để phát triển nhanh hơn VN gấp nhiều lần, nghĩa là BQĐN của họ sẽ tăng chứ không phải mãi mãi là 1650 đôla /năm để chờ ta theo kịp họ sau 15 năm. Thứ ba, nếu ta lấy các dữ kiện ông Khải cung cấp để làm bài toán thì ta có kết qủa là cần hơn 50 năm chứ không phải 15 năm với điều kiện là các số đó không thay đổi, đây là điều không thể xẩy ra.
Có một điều chúng ta cần quan tâm là lãnh đạo VC xuất thân từ giới nông dân & công nhân như trên Mác đã khẳng định, họ chỉ có khả năng bắn giết chứ không có khả năng xây dựng đất nước vì kiến thức kém, nên đất nưóc bị tụt hậu như ngày nay là lẽ đương nhiên, và ông Khải có nhận thức sai cũng chỉ là điều dễ hiểu.
Qua những dữ kiện trên, chúng ta thấy tội ác mà CSVN đã phạm thật vô cùng to lớn, và những tội ác ấy vẫn tiếp tục tái diễn nếu ngày nào CSVN vẫn còn thống trị dất nước. Đây là điều không một người dân VN nào có thể chấp nhận kể cả những đảng viên VC yêu nước dù dã thức tỉnh hay chưa. Điều quan trọng là phải làm sao để mọi người VN nhìn ra để không vô tình tiếp tay nuôi sống chế độ này. Khi mọi người nhìn thấy tầm mức tai hại của những tội ác này thì sẽ nỗ lực tiêp tay gỡ bỏ nó. Mặt khác, với một đất nước mà đa phần là giới trẻ trong khi cộng đồng ở hải ngoại đã bước sang thế hệ thứ ba, thì nhu cầu soi rọi sự thật lịch sử để giới trẻ thấy rõ tội ác của CSVN; và giai đoạn đen tối nhất của lịch sử đất nước trong 7 thập niên qua cần phải được chấm dứt, để đất nước có điều kiện tiến lên ngang hàng với thế giới trong thế kỷ 21 này. Đây là trách nhiệm nặng nề của tất cả con dân VN yêu nước.
Đối với thế giới, những tội ác của CSQT cũng đã gây khốn khổ cho nhân loại không ít, và những tội ác ấy cũng đã bị nhiều người kết án. Trong tài liệu "Sách Đen Về Chủ Nghĩa Cộng Sản" của sử gia Pháp là ông Stephane Courtois, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu về Khoa Học của Pháp, ông Stephane đã vạch ra một cách chính xác về tội ác của CS. Đây là một bức tranh đen tối của lịch sử nhân loại mà theo ông, phải vạch ra để trả lại danh dự cho những người đã chết vì chủ nghĩa CS. Sau khi liệt kê những lãnh tu. CS tàn ác nổi tiếng trên thế giới như Lenine, Staline, Mao, Hồ chí Minh, Castro v.v..., ông đưa ra nhận xét: "... Vượt lên trên mức độ tội ác cá nhân hoặc tàn sát cục bộ địa phương theo hoàn cảnh, các chế dô. CS củng cố quyền hành bằng cách nâng việc tàn sát quần chúng lên hàng chính sách cai trị..."
Ngày 25/1/06 vừa qua, Hội Đồng Âu Châu(HĐÂC), một cơ chế gồm 46 nước thành viên, đã thông qua bản Nghị Quyết 1481, nhấn mạnh đến nhu cầu cả nhân loại cần lên án và phơi bầy các tội ác của những chế độ cộng sản toàn trị. Mặc dù Trung và Đông Âu không còn CS, nhưng HĐÂC vẫn có nhu cầu này vì những tội ác CS vẫn chưa được điều tra và những hung thủ chưa bị đem ra xét xử trong khi một số nước vẫn còn bị thống trị của bọn CS ác ôn này nên vẫn là mối đe dọa cho cả nhân loại. Đối với người VN, nhu cầu lên án những tội ác của chế đô. CS không những để cho dư luận toàn thế giới biết dến, mà còn cho chính người VN, nhất là những người còn mơ hồ về tội ác của CSVN giác ngộ. Một lần nữa, kẻ viết xin mọi người cùng tiếp tay phổ biến rộng rãi Nghị Quyết 1481, Qúi vị có thể vô web: queme.com để lấy tài liệu nghị quyết này.
Tháng 12/05 những nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung Quốc mới ra mắt một cuốn sách tại Hoa Thịnh Đốn. Sách có tên là "Cửu Bình" tức là chín bài bình luận về những tội ác của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc kể từ khi chúng thống tri. Trung Hoa, mà tác gỉa là những người có qúa khứ là cộng sản. Trong cuốn đó đã lột hết tất cả những sự lưu manh tàn ác đối với dân tộc Trung Hoa của đảng CS Trung Quốc. Sách được đưa lậu vào lục địa từ Hồng Kông và bí mật chuyển đến tay những đảng viên cộng sản. Kết qủa là chỉ trong vòng một năm rưỡi đã có sáu triệu rưỡi (6.5 triệu) đảng viên, tức khoảng 10% đảng viên trả lại thẻ đảng. Đây là một kết qủa ngoài dự trù. Việt Nam chúng ta hiện nay cũng không thiếu những nhà đấu tranh cho dân chủ mà qúa khứ cũng từng là đảng viên của CSVN như ông Hoàng Minh Chính, Phạm quế Dương, Bùi Tín v.v... mà đa số là những người đã có những bài viết giá trị. Nếu tất cả chúng ta, mỗi ngừơi một tay cùng tìm cách chuyển những bài viết của họ vào trong nước cho cán bộ đảng viên VC cùng đọc thì tôi tin cũng sẽ có những người trả lại thẻ đảng như đảng viên Trung Cộng đã làm. Hàn Phi Tử có câu: "Nước mất mà không biết là bất trí. Biết mà không lo liệu là bất trung. Lo liệu mà không liều chết là bất dũng". Qua gần 5000 năm giữ nước và dựng nước, cả ba cái bất trên, dân tộc anh hùng Việt Nam không có cái nào cả.
Từ hồi chủ nghĩa CS xuất hiện trên trái đất gần 100 năm nay, chủ nghĩa ấy đã giết hại hàng trăm triệu sinh linh trên thế giới. Riêng tại Việt Nam hàng triệu đồng bào thân yêu ruột thịt của chúng ta cũng bị chết tức tưởi bởi chủ nghĩa phi nhân tàn bạo này. Chính vì nhận thức chính xác như vậy, nên Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã gọi chủ nghĩa CS là "Con Quái Vật" (Monster). Tôi đồng ý với danh từ ấy.

Lệnh hành quyết được đưa thẳng từ Hồ Chí Minh xuống

Lệnh hành quyết được đưa thẳng từ Hồ Chí Minh xuống
Thảm sát Mậu Thân (I)
Về quyết định thảm sát
Lữ Giang

Khi bài này đến với độc giả, nhiều tổ chức trong cộng đồng người Việt hải ngoại đang tổ chức kỷ niệm 40 Tết Mậu Thân để tướng nhớ đến những người đã bị thảm sát trong biến cố đó. Nhưng một câu hỏi được đặt ra và chưa có câu trả lời: Tại sao Cộng quân đã hành động dã man như vậy?

Sau trận Mậu Thân ở Huế, một ủy viên huyện ủy của quận Phú Vang ở Thừa Thiên là Hồ Ty, bí danh Sơn Lâm, đã bị bắt. Trong cuộc thẩm vấn, Hồ Ty đã khai rằng việc thủ tiêu tất cả những người bị bắt là thi hành lệnh Quân Ủy Trị-Thiên-Huế. Sở dĩ có lệnh này là vì khi rút lui, bị quân đội VNCH và Mỹ truy đuổi quá gắt, lo cho đơn vị không nổi làm sao làm lo được cho tù binh được. Số người bị bắt theo quá nhiều làm vướng bận không thể rút lui nhanh được, nên đã có lệnh giết tất cả tù binh.

Tạp chí Time của Mỹ số ra ngày 31/10/1969, trong bài “The massacre of Hue” (Cuộc thảm sát ở Huế) đã đặt câu hỏi: “Điều gì đã khiến Cộng Sản tàn sát?” Rồi tạp chí này trả lời:
Nhiều người dân Huế tin rằng lệnh hành quyết được đưa thẳng từ Hồ Chí Minh xuống. Tuy nhiên, có lẽ chắc chắn hơn, đơn giản là Cộng Sản đã mất tinh thần. Họ đã bị nhồi sọ để tin tưởng rằng nhiều người dân miền Nam sẽ xuống đường tranh đấu cùng với họ trong cuộc tổng tấn công vào dịp Tết. Nhưng điều đó đã không xảy ra, và khi trận chiến ở Huế bắt đầu nghiêng về phía quân đồng minh, Cộng Sản đã hoảng sợ và giết sạch các tù nhân.


Mới đây, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24.1.2008, ông Bùi Tín cũng đã đưa ra luận điệu tương tự:
Khi quân Mỹ đổ bộ lại từ Phủ Bài trở ra để lấy lại Huế thì anh em họ trói, di chuyển đi hàng mấy trăm tới hàng nghìn người. Do vướng chân, mệt, rồi bị pháo bắn ở ngoài biển vào dữ dội cho nên do phần lớn do tự động các chỉ huy trung đội tới trung đoàn đồng lõa với nhau để thủ tiêu không cho cấp trên biết.’’


Có một điều người ta quên là cuộc thàm sát đã xẩy ra trong khoảng 10 ngày đầu khi Cộng quân mới chiếm Huế khi Quân Lực VNCH và đồng minh chưa phản công, và nhiều mộ tập thể đã được tìm thấy ngay trong thành phố Huế.

Kế hoạch của Hà Nội

Đọc cuốn “Chiền trường Trị-Thiên-Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng” của Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế do nhà xuất bản Thuận Hóa Huế ấn hành năm 1985, chúng ta biết được quyết định của Hà Nội về việc chiếm Huế làm căn cứ lâu dài của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

1.Thành lập Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế

Năm 1965 và năm 1966, khi phong trào Phật Giáo đấu tranh nổi lên ở Huế chủ trương đi theo đường lối của MTGPMN, đòi hòa bình, rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam, đốt phòng thông tin và thư viện Mỹ ở Huế, v.v., Hà Nội nhận thấy rằng có thể chiếm Huế làm căn cứ địa lâu dài của MTGPMN vì hai lý do: Lý do thứ nhất là Huế có nhưng thành quách rất vững chắc, nếu chiếm giữ được, Quân Lực VNCH và đồng minh khó lấy lại được, trừ khi phá hủy thành phố. Lý do thứ hai là phong trào Phật ở Huế cho thấy các nhà lãnh đạo Phật Giáo ở đây ủng hội MTGPMN. Vì thế, Hà Nội đã lập một kế hoạch chiếm và giữ Huế rất kỹ càng.

Trước 1966, Trị Thiên là Phân Khu Bắc trực thuộc Quân Khu 5. Tháng 4 năm 1966, Thường Trực Quân Ủy Trung Ương ra quyết định thành lập Khu Ủy và Bộ Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế tách khỏi Khu 5, và đặt trực thuộc Trung Ương và Quân Ủy Trung Ương. Thiếu tướng Trần Văn Quang được cử làm Tư Lệnh Quân Khu Trị-Thiên-Huế và Đại Tá Lê Minh làm Phụ tá kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Lê Chưởng, Phó Bí Thư Khu Ủy Trị Thiên Huế, được cử làm làm Chính Ủy.

Mới thành lập, Khu Ủy Trị Thiên Huế đã đứng ra lãnh đạo cuộc đấu tranh của Phật Giáo tại Huế, nhưng thất bại. Tài liệu ghi lại như sau:
Trong tháng 5,1966 cả thành phố Huế hầu như hổn loạn, ngụy quân, ngụy quyền bị tê liệt. Nhưng do tương quan lực lượng không cân xứng và sự lãnh đạo trực tiếp của ta chưa đủ mạnh, địch đưa quân đến đàn áp khốc liệt và dìm trong bể máu. Các đơn vị ly khai đầu hàng, lực lượng Phật Giáo tan rã, cơ sở của ta trong trào một bị bắt, một số rút vào bí mật. Phong trào kéo dài được 96 ngày.
(tr. 111).

Báo cáo của Khu Ủy Trị Thiên Huế cho biết lúc đó tại Thừa Thiên có 398 chùa, 9 hòa thượng, 15 thượng tọa, 220 tăng ni sư sãi và 80.000 Phật tử. Báo cáo nói rằng “chính tinh thần dân tộc và ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân đã đánh bại quân địch ngay trên lãnh vực tôn giáo mà chúng ta đã ra sức lợi dụng.”

2. Lệnh chiếm Huế

Tài liệu cho biết:
“Ý đồ đánh vào thành phố Huế đã có từ lâu. Tháng 2, 1967 Đồng Chí Đặng Kính và Thanh Quảng ra báo cáo, Bộ đã chỉ thị cho Trị – Thiên nghiên cứu đánh vào Huế và thị xã Quảng Trị. Tháng 5, 1967, Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương họp nhận định: “Tình hình phát triển của phong trào đã tạo ra khả năng đánh lớn vào thành phố Huế.”
(tr. 136).

Chỉ thị còn nói rõ hơn:

“Phấn đấu trong 7 ngày đêm hoàn thành mọi mục tiêu cơ bản, tập trung chủ yếu vào 2 ngày 3 đêm đầu. Dự kiến tình huống khó khăn, thì có thể phải một tháng hoặc nếu kéo dài 2, 3 tháng cũng phải chiếm lĩnh bằng được thành phố Huế và giữ đến cùng (dự kiến này chỉ phổ biến bằng miệnh cho cán bộ cao cấp)...”
“Nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị, xây dựng chính quyền để phát triển thắng lợi...”
(tr. 110).

Những chỉ thị này cho thấy Hà Nội quyết định chiếm Huế và giữ Huế lâu dài rồi thiết lập một chính quyền tại đây. Ngoài Huế, không thành phố nào trên miền Nam được chỉ thị phải hành động như vậy.

3. Chuẩn bị tấn công Huế
Việc tấn công Huế không phải dễ dàng vì mặt trận quá rộng lớn. Vì thế, để tấn công Huế, Quân Khu Trị Thiên Huế được lệnh phải chuẩn bị về lực lượng, tổ chức, tư tưởng, lương thực, phương tiện, nhất là phải chuẩn bị chiến trường.

Về quân số, Quân Khu Trị Thiên Huế chỉ có 2 trung đoàn chủ lực là E6 và E9, 4 tiểu đoàn bộ binh của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, 4 tiểu đoàn đặc công và các lực lượng pháo binh, công binh. Lực lượng này quá nhỏ bé, không đủ để mở cuộc tấn công Huế. Do đó, vào cuối năm 1967, Trung Ương đã tăng cường cho Huế Trung Đoàn 9.

Gần đến ngày nổ súng, Trung Ương đã tăng cường thêm: Trung Đoàn 2 của Sư Đoàn 324, Trung Đoàn 8 của Sư Đoàn 325. Sau đó tăng cường thêm Trung Đoàn 3/325 rồi Trung Đoàn 1/325. Sau khi chiếm được Huế, Bộ cho tăng cường thêm Trung Đoàn 141 để giữ Huế, nhưng quá muộn. Như vậy Trung Ương đã tăng cường cho Huế đến 5 Trung Đoàn. Với sự tăng cường này, Quân Khu Trị Thiên Huế đã có khoảng 7.500 quân.

Về lương thực, Quân Khu đã thu gom được 2000 tấn ở đồng bằng và 1000 tấn ở miền núi.

Về chính trị, an ninh và tuyên truyền, Quân Khu đã đưa khoảng 700 cán bộ từ thành phố Huế và đồng bằng lên chiến khu huấn luyện, phân công và ra lệnh phải hành động như thế nào sau khi đã chiếm được thành phố (tr. 141).

Chiếm Huế và lập chính quyền

Năm 1968, mồng một Tết Mậu Thân nằm vào ngày 30/01/1968 dương lịch. Lệnh tấn công được đưa ra vào luc 2 giờ 35 sáng 31/01/1968, tức sáng mồng 2 Tết. Cuộc tấn công được chia làm hai cánh. Cánh chính là cánh Bắc: Cộng quân tấn công vào Đồn Mang Cá, nơi có Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, sân bay Tây Lộc, khu cột cờ Đại Nội, khu Gia Hội, khu Chợ Đông Ba, v.v... Cánh thứ hai là cánh Nam: Cộng quân tấn công vào Tiểu khu Thừa Thiên, cơ sở cảnh sát, đài phát thanh Huế, cầu Kho Rèn, Tòa Đại Biểu Chính Phủ, Dinh Tỉnh Trưởng, nhà lao Thừa Phủ, nhà Ga, v.v...

Cộng quân chia Huế thành ba mặt trận: Mặt trận Thành Nội do Đại Tá Lê Trọng Đấu chỉ huy; mặt trận Quận Nhì (tả ngạn sông Hương) do Chính Ủy Hoàng Lanh và mặt trận Quận Ba (hữu ngạn) do Nguyễn Mậu Hiên bí danh Bảy Lanh.

Tuy nhiên, Quân Lực VNCH vẫn giữ được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1, cơ sở MACV, Tiểu khu Thừa Thiên, đài phát thanh Huế, Trường Kiểu Mẫu và cầu tàu Hải Quân.

Phải đến ngày 08/02/1968, tức hơn 7 ngày sau, Quân Lực VNCH và đồng minh mới huy động được lực lượng và chính thức phản công lại. Cuộc chiến rất ác liệt. Quân Lực VNCH và đồng minh đã xử dụng hỏa lực tối đa và tiến vào từng khu phố để đánh bật Cộng quân ra. Ngày 15/02/1968 Hà Nội ra lệnh cho Cộng quân phải tử thủ ở Huế đồng thời tăng cường thêm cho mặt trận Huế Trung Đoàn 141 để bảo vệ những cứ điểm đã chiếm được. Nhưng hỏa lực của Quân Lực VNCH và đồng minh quá mạnh nên Cộng quân được lệnh rút.

Sáng 25/02/1968 toàn thể khu Gia Hội được giải tỏa. Đại Đội Hắc Báo của Sư Đoàn 1/BB chiếm được Kỳ Đài, hạ cờ Cộng sản xuống và kéo cờ VNCH lên. Sau 25 ngày đêm giao tranh ác liệt, cuộc chiến ở Huế đã chấm dứt.

Vì các trận đánh ở Huế đã được mô tả đấy đủ trong cuốn “Cuộc tổng công kích – tổng khởi nghĩa của Việt Cộng Mậu Thân 1968” của Quân Lực VNCH nên chúng tôi thấy không cần ghi lại ở đây. Chúng tôi chỉ tìm hiểu Việt Cộng đã làm gì sau khi chiếm được Huế và tại sao các cuộc thảm sát đã xẩy ra trong khắp thành phố rồi lan rộng ra các vùng phụ cận.


Hoạt động sau khi chiếm Huế

Do sự chỉ đạo là huấn luyện từ trước, khi vào Huế, bộ đội lo chiếm các cơ sở quân sự và hành chánh quan trọng ở Huế, còn nhóm cán bộ chính trị, hành chánh và an ninh đã cùng với các thành phần nằm vùng tại địa phương thực hiện các công tác sau đây:

Về chinh trị: Ngày mồng 3 Tết (tức 1.2.1968) Hà Nội tuyên bối thành lập “Liên Minh Dân Chủ Dân Tộc Hoà Bình tại Huế” do Tiền Sĩ Lê văn Hảo làm Chủ Tịch. Liên Minh này là một bộ phận của Liên Minh do Trịnh đình Thảo làm Chủ Tịch.

Lê văn Hảo gốc người Huế, sang Pháp học từ năm 1953, trở về Huế năm 1966 và dạy nhân chủng học đại học tại Huế và Sài gòn. Năm 1966, Hảo tham gia phong trào ly khai ở Huế và bị bắt sau đó được Đại Học Huế nhận ra. Giữa năm 1967, Hảo được Hoàng Phủ Ngọc Tường và Tôn Thất Dương Tiềm, một cán bộ cộng sản nằm vùng, móc nối vào Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Ngoài Lê Văn Hảo, Liên Minh còn có Phó Chủ Tịch là bà Tuần Chi (tên thật là Đào thị xuân Yến, chị vợ Nguyễn Cao Thăng) hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh và Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Chánh Đại Diện Phật Giáo miền Vạn Hạnh. Các thành phần nồng cốt của Linh Minh còn có: Nguyễn Đóa (cựu giám thị trường Quốc Học), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Hanh...

Về hành chánh:: Khu Ủy Trị Thiên quyết định thành lập Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng Thành Phố Huế và giao cho Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ Tịch Ủy Ban, còn bà Tuần Chi (tức Đào Thị Xuân Yến) và Hoàng Phương Thảo, thường vụ Thành Ủy, làm Phó Chủ Tịch. Tuy nhiên, mọi quyết định đều năm trong tay Hoàng Phương Thảo.

Khu Ủy giao cho Hoàng Kim Loan (một cán bộ nằm vùng trong nhà Nguyễn Đóa), Hoàng Lanh (Thường Vụ Thành Ủy Huế) và Phan Nam (tức Lương) thành lập các Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng tại mỗi quận trong thành phố.

Hoàng Kim Loan phụ trách Thành Nội (Quận 1) đã đưa Nguyễn Hữu Vấn, Giáo Sư Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế lên làm Chủ Tịch. Phan Nam phụ trách Quận Tả Ngạn (Quận 2) đã giao chức chủ tịch cho Nguyễn Thiết (tức Hoàng Dung). Tại Quận Hữu Ngạn (Quận 3), Hoàng Lanh, vì phải dồn mọi nổ lực vào việc bắt các thành phần bị coi là Việt gian, ác ôn và phản động và đưa đi thủ tiêu, nên chưa kịp thành lập Ủy Ban Nhân Dân

Về an ninh: Đi theo quân đội chủ lực là các đại đội đặc công, võ tranh tuyên truyền và các toán an ninh. Hoạt động về an ninh được đặt dười quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Trụ sở chính của Ban An Ninh được đật tại Chùa Từ Đàm.

Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tực là Bảy Khiêm) thuộc Khu Ủy Trị Thiên.

Ban An Ninh chia thành phố Huế thành 4 khu để phân chia trách nhiệm hành động:
Khu 1 là Quận 1, tức Thành Nội.

Khu 2 là Quận 2 thuộc vùng tả ngạn sông Hương, nhưng lấy cầu Gia Hội làm ranh giới rồi kéo dài về hướng Tây, qua khỏi cầu Bạch Thổ, xuống tận An Vân, tức bao gồm một phần của Quận Hương Trà.

Khu 3 là Quận 3, tức khu vực hữu ngạn sông Hương, nhưng bao gồm luôn cả giáo xứ Phủ Cam thuộc Quận Hương Thủy ở phía Nam sông An Cựu.

Khu 4 là phần lãnh thổ từ cầu Gia Hội đến Cổn Hến. Phần này vốn thuộc Quận 3.

Tống Hoàng Nguyên phụ trách Khu 1 và Khu 2, Nguyễn Đình Bảy phụ trách Khu 3 và Nguyễn Đắc Xuân đặc trách Khu 4.

Còn tiếp



Tàn sát Tết Mậu Thân tại Huế (1968) (phần III)
Về các lực lượng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân:

1) Rõ ràng du kích cộng sản miền Nam đã hoàn toàn thất bại. Đại bộ phận lực lượng MTDTGPMNVN bị tiêu diệt. Nhiều tài liệu của phía CSVN cho thấy MTDTGPMNVN hầu như kiệt quệ sau vụ Mậu Thân. Cuộc tổng công kích không được dân chúng hưởng ứng. Dưới lằn đạn của du kích CS, dân chúng hướng về phía quân đội VNCH hay quân đội Hoa Kỳ để tìm đường sống, chứ không ai chạy theo CS cả.

2) Quân lực VNCH bị tấn công bất ngờ, nhưng đã phản ứng kịp thời, nhanh chóng và mạnh mẽ. Khi bình luận về trận Mậu Thân, ông Yves Gras, một tướng lãnh Pháp, đã viết: “Quân đội Nam Việt giữ vai trò chủ yếu trong các trận đánh bẻ gãy cuộc tấn công của phương Bắc trong Tết Mậu Thân vào tháng 2 năm 1968.”(43) Sau Tết Mậu Thân, khi được tổng thống Hoa Kỳ gởi sang thị sát chiến trường Việt Nam ngày 23-2-1968, tướng Earle G. Wheeler, trong báo cáo gởi về Washington, đã nhấn mạnh: “Các lực lượng vũ trang Việt Nam Cộng Hòa đã kháng cự cuộc tấn công ban đầu với một sức mạnh thần kỳ.”(44)

3) Quân du kích CSVN tấn công Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn nhắm mục đích gây tiếng vang chính trị, nhưng trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, Việt Cộng tránh đụng độ trực tiếp với lực lượng Hoa Kỳ, mà chỉ nhắm tấn công vào quân lực VNCH. Vì vậy, quân đội Hoa Kỳ và Đồng minh chỉ hoạt động để giúp đỡ quân dội VNCH. Do đó có người cho rằng quân đội Hoa Kỳ phản ứng chậm. Lực lượng Hoa Kỳ và Đồng minh thiệt hại tương đối nhẹ.

Tuy nhiên việc CSVN tấn công vào các thành phố đã làm cho dân chúng Hoa Kỳ hoang mang về tình hình an ninh ở Việt Nam, khiến họ tránh đến Việt Nam đầu tư, làm ăn buôn bán. Quan trọng hơn nữa, dân chúng Hoa Kỳ ở cách Việt Nam nửa vòng trái đất, chỉ theo dõi tình hình qua truyền hình và báo chí. Lúc đó truyền hình và báo chí thiên tả hoạt động mạnh, tô đậm chiến tranh Việt Nam, khiến cho dân chúng Hoa Kỳ lo ngại cho thân nhân của họ đang thi hành quân dịch ở Việt Nam. Việc nầy tạo cơ hội cho các phong trào phản chiến đòi rút quân Hoa Kỳ khỏi Việt Nam hoạt động mạnh hơn nữa. Chỉ khi nào quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, Bắc Việt cộng sản mới hy vọng chiến thắng ở miền Nam. Dầu thế nào, cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân cũng ảnh hưởng sâu rộng đến chính trường Hoa Kỳ.

Ngày 23/02/1968, tổng thống Lyndon Johnson cử tướng Earle G. Wheeler sang Việt Nam tìm hiểu tình hình tại chỗ. Tướng Wesmoreland, tư lệnh Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam đề nghị tăng 206,000 quân Hoa Kỳ vào Việt Nam. Ngày 1-3-1968, quyết định cử Clark Clifford giữ chức bộ trưởng Quốc phòng thay Robert Mc Namara. Ngày 22-3-1968, Lyndon Johnson cử tướng Abrams, tư lệnh phó MACV thay tướng Westmoreland. Ngày 30/03/1968, tổng thống tuyên bố không tái ứng cử và xúc tiến việc tìm kiếm một giải pháp chính trị trên bàn hội nghị. Từ năm 1969, Hoa Kỳ bắt đầu kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh, mở đầu cho việc rút quân Hoa Kỳ sau nầy...

4) Như đã trình bày ở trên, kẻ hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là cộng sản Bắc Việt. Sau năm 1975, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một thành viên quan trọng trong MTDTGPMNVN cho rằng “Hà Nội đã có tội khi đưa ra những tính toán sai lầm làm tiêu phí hết sức mạnh của miền Nam.”(45) Thật ra, Hà Nội không sai lầm, mà Hà Nội tính toán trước việc nầy, dầu thắng hay bại, CS Hà Nội đều hưởng lợi (đã trình bày ở trên). Khi quân đội MTDTGPMNVN bị tiêu diệt, cộng sản Hà Nội liền ào ạt gởi quân vào Nam để tăng viện, điền trám chỗ trống, giữ vững quân đội du kích cộng sản khỏi bị suy sụp. Từ đó, CS Bắc Việt hoàn toàn điều khiển MTGPDTMNVN, và loại bỏ những thành phần miền Nam vốn không tuân phục quyền lực Hà Nội trong MTDTGPMNVN. Ngoài ra, Hà Nội khá lợi thế trên chính trường quốc tế trong việc thương lượng để tìm kiếm một giải pháp chính trị cho chiến tranh Việt Nam.

Cuối cùng, dầu bên nào thành công, bên nào thất bại, thiệt thòi nhất vẫn là dân chúng Việt Nam. Người Việt Nam ở cả Bắc lẫn Nam Việt Nam đã mất mát nặng nề trong vụ Mậu Thân. “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” (một vị tướng thành công thì có cả hàng vạn người chết). Xin chú ý thêm rằng Mậu Thân mới chỉ là một trận đánh, trong nhiều trận đánh của cuộc chiến hoàn toàn phi nghĩa kéo dài trong 30 năm trên quê hương Việt Nam, do Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra, khiến khoảng 3 triệu người đã bỏ mạng.
Theo tin các báo, ngày 22-1-2008, tổng thống Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn hay Nam Triều Tiên) Roh Moo-hyun đã xin lỗi dân chúng Đại Hàn vì cảnh sát và quân đội đã xử tử không thông qua xét xử 870 người ở thành phố Ulsan trong tháng 7 và tháng 8, 1950 do dính líu đến hoạt động của cộng sản trong thời gian đầu của chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Trong khi đó, cũng theo tin các báo, từ ngày 18/06/2007 đến ngày 27/06/2007, Viện Nghiên cứu Vùng và Quốc tế của Đại học Princeton đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Hà Nội về đề tài “Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam: nguồn gốc, hệ lụy và hậu quả”. Trong khóa hội thảo nầy, giáo sư Nguyễn Đình Lê, phó tiến sĩ khoa Lịch sử, hiện giảng dạy tại Đai học Quốc gia Hà Nội, đã chối tội cho chế độ Hà Nội bằng cách lập luận rằng vụ thảm sát Tết Mậu Thân là do Mỹ ngụy tạo để đổ lỗi cho CSVN (?)

Cộng Sản Việt Nam đã không nhận lỗi mà còn cho một giáo sư chối tội hết sức ấu trĩ, vì lối bào chữa của ông Nguyễn Đình Lê thật đúng là “Lấy vải thưa che mắt thánh” (tục ngữ). Nếu quả thật quân nhân Mỹ phạm một trọng tội như vậy, chắc chắn CSVN đã la làng từ 40 năm nay, chứ không phải đợi đến bây giờ ông giáo sư đại học Hà Nội mới lên tiếng. Và nếu quả thật quân đội Mỹ phạm trọng tội như vậy thì chẳng những CSVN la làng, mà truyền thông Tây phương (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, sách vở) cũng đã làm rùm ben, khai thác triệt để, chắc chắn còn hơn cả vụ Mỹ Lai. Ngoài ra, những nhân chứng người Việt hay người ngoại quốc về vụ Mậu Thân hiện nay còn sống ở Huế hay ở khắp nơi trên thế giới. Những hình ảnh rùng rợn về Tết Mậu Thân vẫn còn đó, hàng ngày xuất hiện trên báo chí hay trên các website khắp toàn cầu.

Mới đây, ngày 1-2-2008, CSVN tổ chức các cuộc diễn hành của lực lượng võ trang, kể cả cựu chiến binh tại Sài Gòn để ăn mừng “chiến thắng” Mậu Thân, trong khi hàng vạn gia đình Việt Nam âm thầm tổ chức lễ kỵ giỗ để tưởng nhớ thân nhân của mình đã từ trần trong vụ Mậu Thân..
“Trăm năm bia đá thì mòn,/ Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Vụ án Trần Thủ Độ giết con cháu nhà Lý năm 1232, dù tối đa chỉ vài trăm người, đã trên bảy trăm năm, ngày nay sử sách vẫn còn nhắc nhở, và sẽ mãi mãi nhắc nhở. Sự dã man của tập đoàn lãnh đạo cộng sản Hà Nội qua biến cố Tết Mậu Thân, đậm nét không kém gì những vụ án dã man khác của đảng Cộng Sản, chắc chắn không bao giờ phai mờ trong ký ức của người Việt.

Xin hãy cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng nhớ nạn nhân cộng sản trong vụ Mậu Thân nói riêng và trong suốt cuộc chiến vừa qua trên đất nước yêu quý của chúng ta.
Toronto, Canada

© DCVOnline

________________________________________
(32) *Phạm Văn Sơn (chủ biên), sđd. tr. 35.− Don Oberdorfer, sđd. trang đầu sách: “Tặng những người đã hy sinh (từ 29-1 đến 31-3-1968)", không ghi số trang.
(33) Douglas Pike, The Vietcong Strategy of Terror [Chiến lược khủng bố của Việt Cộng], bản trích dịch của điện báo Mặt Trận Quốc Gia, http://www.nufronliv.org/tailieu/tet68/mauthan3.htm
(34) David T. Zabecki, “Huê, Battle of (1968)", bđd., sđd. tr. 304.
(35) Stéphane Courtois và một số tác giả, sđđ. tr. 572.
(36) Don Oberdorfer, sđd. tr. 45. Nguyên văn: “We had nothing to do with it. The [National Liberation] Front put it on.”
(37) Thành Tín [Bùi Tín], sđd. tt. 185-186.
(38) Sau biến cố năm 1945, trên toàn cõi Việt Nam, rất nhiều người bị thủ tiêu. Sau đây là ví dụ vài nhân vật có tiếng: ở Bắc: Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Đào Chu Khải, Trương Tử Anh, Khái Hưng...; ở Trung: Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Huân, Tạ Thu Thâu...; ở nam: Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Huỳnh Phú Sổ ... Tổng số người bị thủ tiêu trong thời gian nầy trên toàn cõi Việt Nam từ thượng tầng đến hạ tầng ở thôn xã lên đến khoảng vài trăm ngàn người.
(39) Trong “Bạch thư Cao Đài giáo", viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, do vị đại diện đạo Cao Đài là Ngọc Sách Thanh đưa ra ngày 9-4-1999 tại San Bernardino, California, gởi cho ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và Uỷ ban Quốc tế Nhân quyền, thì chỉ trong ba tuần lễ kể từ 19-8-1945, tại Quảng Ngãi, VM cộng sản đã giết bằng nhiều cách 2.791 người, vừa chức sắc, chức việc, vừa tín hữu Cao Đài giáo, kể cả phụ nữ và trẻ em,” như chém đầu, chôn sống, thả biển, và cả hình thức “tùng xẻo” thời trung cổ.” [nguyên văn]
(40) Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, California: Nxb. Đuốc Từ Bi, 1991, tr. 359.
(41) Theo tài liệu của Nguyễn Long Thành Nam trong sách đã dẫn và của Huỳnh Tâm, Cao Đài dưới chế độ cộng sản Việt Nam, Paris: Ban Đạo Sử Đạo Cao Đài, 1994.
(42) Ngày nay, ai cũng thấy rõ ràng: Đông Đức và Tây Đức thống nhất không đổ máu; Bắc Hàn và Nam Hàn hiện bắt tay bàn chuyện giúp đỡ và thống nhất; Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Đài Loan tuy tranh chấp về chính trị và quân sự nhưng vẫn giữ nguyên tình trạng cũ.
(43) Yves Gras [tướng lãnh Pháp], “L'autre armée Vietnamienne, L'engagement des Vietnamiens dans la guerre d'Indochine (1945-1975)", đăng trong sách Indochine: Alerte à l'histoire của một nhóm tác giả, Académie des Sciences d'Outre-Mer [Viện Hàn Lâm Khoa Học Hải Ngoại], Institut de l'Asie du sud-est [Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á] và Association nationale des anciens d'Indochine [Hiệp Hội Quốc Gia Cựu Chiến Binh Đông Dương] đồng xuất bản, Paris, 1985, tr. 279. Nguyên bản Pháp văn câu nầy là: “L'armée sud-vietnamienne joue un rôle capital dans les combats qui brisent l'offensive nordiste du Têt Mau Than en février 1968...”
(44) Tường trình của tướng Earle G. Wheeler (1908-1975) được tướng Yves Gras (người Pháp) trích dẫn trong bài viết của Yves Gras đã trích dẫn ở trên. Nguyên bản Pháp văn Yves Gras dịch của Wheeler: “Les forces armées de la République du Vietnam ont résisté à l'assaut initial avec une force surprenante.”
(45) Peter Macdonald, Giap, the Victor in Vietnam, New York: W.W. Norton & Company, 1993, p. 268. Nguyễn Đức Cung trích dẫn, “Từ ấp chiến lược đến biến cố Tết Mậu Thân”, tập san Định Hướng, Paris: số 51, Mùa Xuân 2008.


Tàn sát Mậu Thân tại Huế (1968) (Phần II)