Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Đặt vấn đề cần xét sử cuộc tàn sát ở Huế Tết Mậu Thân

Luật sư Trần Thanh Hiệp, một luật gia, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở n, 1968.

PARIS (NN) – Đêm mồng một Tết năm Mậu Thân (30 tháng 1 năm 1968), 12 ngàn quân cộng sản đã nổ súng tấn công thành phố Huế, chiếm đế đô cũ của nhà Nguyễn trong 26 ngày.

Chiến dịch Đông Xuân, cửa ngõ đi vào tội ác

Cuộc binh biến này là một trong những cao điểm của Chiến dịch Đông-Xuân, với một quân số gần 200 ngàn người gồm cả bộ đội chính qui lẫn du kích, chính ủy, cán bộ cộng sản xâm nhập từ miền Bắc cũng như tuyển mộ tại chỗ, mà Hà Nội đã mở ra ở chiến trường miền Nam, vào ba năm cuối thập niên 1960, trong ý đồ tạo thế mạnh trên chiến trường để áp đảo trên bàn hội nghị nếu buộc phải đi vào cuộc thương lượng.

Ngày thứ 27 những tay súng xâm lăng Huế đã bị quân lực Việt Nam Cộng Hòa cùng với quân đội Đồng minh đánh bật ra khỏi những nơi họ chiếm đóng. Các trận đánh đã chấm dứt, một trong những việc khẩn cấp trong khi chờ đợi cuộc sống bình thường trở lại trên miền sông Hương núi Ngự là lo kiểm điểm thương vong. Đã không có cuộc kiểm tra dân chúng thật sự nào được thực hiện. Nhưng đại cương, chỉ biết rằng tính tới tháng Ba/1968, theo thống kê của nhà cầm quyền thì có 1.900 dân thường được đưa vào bệnh viện vì thương tích chiến tranh và khoảng 5.800 người bị Cộng sản bắt đi mất tích. Và cho đến bây giờ, tất cả những người này coi như đã chết. Nhưng họ đã chết như thế nào?

Đã có lúc người ta tưởng rằng đó là những bí mật đã bị chôn vùi dưới lòng đất và trước sau gì thì thời gian cũng sẽ xóa hết vết tích thôi. Nhưng không ngờ rằng chẳng bao lâu sau sự thật đã dần dần hé lộ. Và một loạt tội ác ghê rợn vì mức độ dã man làm chỗi dậy lương tâm loài người lần lượt được vạch trần ra trước ánh sáng. Vô số tử thi được tìm thấy rải rác, hay tập trung trong những hố chôn tập thể, ở những vùng chung quanh Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Bốn mươi năm đã trôi qua. Không biết có bao nhiêu người nay còn muốn nhắc lại câu chuyện Tổng công kích cách mạng của cộng sản tại Huế, còn đoái hoài tới những kẻ xấu số đã mất đi mạng sống của mình một cách thảm thương. Đành rằng trước những tội ác đảo lộn luân thường đạo lý của phát xít quốc xã và cộng sản toàn trị, thế kỷ XX đã bị tố cáo trước công luận thế giới là man rợ xưa nay chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Nhưng công luận đã không đáp ứng được nhu cầu công lý. Có gì để đền bồi cho thân nhân h àng ngàn gười xấu số đã chết tức tưởi dưới bàn tay khát máu của cộng sản tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân? Và những kẻ sát nhân đã phải trả lời ra sao về tội ác của chúng? Có thể đành tâm im lặng nhìn cuộc sống thị phi lẫn lộn kéo dài vô tận được không?

Một người Mỹ từng có nhiều công trình nghiên cứu thâm sâu về những người Cộng sản Việt Nam, ông Douglas Pike, khi lập một hồ sơ về biến cố Tết Mậu Thân đã viết rằng: "Ngoài tiếng thở dài cay đắng, người dân sẽ nói cho quí vị hay những gì về Huế mà thế giới đã không biết tới, và nếu có biết, họ cũng chẳng quan tâm đến những gì ở Huế sau 27 ngày gọi là "giải phóng Thừa Thiên (...). Những gì xảy ra ở Huế làm cho những ai còn là người văn minh trên địa cầu nầy phải dành nhiều phút giây tĩnh tâm để tư duy về những điều đã được khắc ghi, cùng với những tai họa khủng khiếp khác về những hành động dã man của người đối với người sẽ không bao giờ quên được và trở thành một dấu ấn sâu sắc trong dòng lịch sử nhân loại" (lời dịch của Tuệ Chương).

Bốn mươi năm sau. Chúng ta, những người không Cộng sản còn nhớ được những gì và suy nghĩ gì về cuộc giết người hàng loạt này?

Bộ mặt ghê rợn của ý thức hệ

Một người dân Huế nhớ lại: "Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm tìm được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau Tết, chúng tôi lập Hội Gia đình Nạn nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân. Các gia đình kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đình. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. Có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu".

Nhiều đợt kiếm xác làm liên tưởng tơi cảnh hành hình trong ngục của Diêm Vương. Các nạn nhân tay bị trói bằng dây thép gai buộc ra sau lưng, miệng nhét giẻ, thân xác không còn nguyên vẹn nhưng lại không có dấu vết bị thương. Chắc hẳn những người này đã bị chôn sống . Nơi tìm thấy nhiều xác nạn nhân nhất là ở những đồi cát của ba làng Vinh Lưu, Lệ Xá đông, và Xuân Ổ; đây là vùng đồi cát liên tiếp nhau, nhiều đụn cỏ, ở gần biển Đông. Cách xa cách vùng đầm nước mặn, đây là nơi thuận tiện để chôn tập thể. Đã có hơn 800 người được phát giác ở khu này. Các nạn nhân bị trói thành từng nhóm 10 hoặc 12 người, sắp hàng bên cạnh những cái hố do dân địa phương đào. Sau khi bị bắn bằng súng máy nhờ có vỏ đạn bên cạnh hố chôn nên đoán là do Nga sản xuất. Một địa điểm khác nữa là ở quận Nam Hòa, chỗ gọi là khe Đá Mài, hay là nơi người dân Phú Cam bị giết, tìm thấy hôm 19 tháng 9 năm 1969. Cán binh Cộng Sản đào ngũ khai với viên chức tình báo thuộc đoàn Không Kỵ 101 của Hoa Kỳ rằng họ đã chứng kiến việc giết hàng trăm người ở khe Đá Mài, cách Huế 10 dặm về phía nam vào tháng Hai 1968. Khu nầy hoang vu, không có dân cư, khó đến được, một toán tìm kiếm đã tới được khe Đá Mài báo cáo rằng trong dòng suối có rất nhiều đống xương người chồng chất lên nhau.

Nhờ những tin tức gom góp được, người ta tạm phỏng đoán những gì xảy ra ở khe Đá Mài. Tại khu Phú Cam, nơi có khoảng 40 ngàn dân, những người theo đạo Thiên Chúa chiếm 3/4 dân số thành phố. Hôm mồng 5 Tết dân khu này chạy vào nhà thờ tránh súng đạn như ở Việt Nam người dân thường làm. Thực ra, nhiều người trong số đó không phải là người có đạo Thiên Chúa.

Cán bộ Cộng sản vào nhà thờ bắt đi khoảng 400 người, một số theo danh sách có sẵn còn một số theo nhân dạng mà bắt (giàu có, sang trọng, trung niênv.v...). Cộng Sản cho biết họ phải vào vùng giải phóng để học tập chính trị trong vòng ba ngày, sau đó, sẽ được tha về. Họ bị đưa đi 9 cây số tới một ngôi chùa nơi Cộng sản đặt bộ Chỉ huy. Hai chục người được gọi ra trước cái gọi là "tòa án cách mạng", bị tố cáo là có tội, bị hành quyết và chôn ngay trong sân chùa. Những người còn lại được đưa qua sông và giao cho đơn vị Cộng sản địa phương. Bảy ngày sau đó, không rõ số lượng bao nhiêu, cả người bắt và người bị bắt đã di chuyển về một vùng quê. Và để không cho ai thấy, người bị bắt bị dẫn đến những vùng núi non lởm chởm nhất miền Trung Việt Nam, tới khe Đá Mài. Tại đây họ bị bắn hay bị đập đầu, xác bị đạp xuống lòng khe.

Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, nguyên Phó Trưởng ty Cảnh sát Đặc biệt tại Thừa Thiên nhớ lại: "Sau khi lập chính quyền thì Việt cộng bắt đầu cuộc thảm sát. Đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố Huế ra trình diện. Sau khi trình diện thì được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với những người khác, người kế tiếp ra trình diện. Đến lần thứ ba thì họ yêu cầu tất cả những ai đã trình diện lần một và lần hai ra trình diện lại. Đây là lần quyết định, và cuộc thảm sát đã diễn ra!"

Ơng Ông Philip W. Manhard, cố vấn Mỹ tại Huế bị bắt làm tù binh và bị giam giữ tại một trại tù binh ở ngòi Bắc cho đến năm 1973, đã xác nhận rằng khi phải rút khỏi thành phố Huế, bộ đội cộng sản đã hạ sát tất cả những ai không chịu đi theo, cũng như những người quá già hoặc quá ít tuổi gây trở ngại cho cuộc rút quân này. (*)

Phải được thúc đẩy bởi những động cơ tâm lý như thế nào mới có thể giết người một cách vô cảm và phi nhân tính, theo đuổi ý đồ diệt chủng như vậy? Tìm cách giải nghĩa cuộc tàn sát Tết Mậu Thân dưới góc độ nhìn vấn đề như thế thì chỉ có một câu trả lời độc nhất, đó là sự thể hiện cụ thể nhất của hệ thống giáo điều ý thức hệ Cộng sản với căm hờn giai cấp, với vai trò lịch sử tự phong của lớp người tự nhận là vô sản, với chủ trương đảng trị độc tôn, toàn trị phi nhân quyền v.v... cho phép người cộng sản - như, đúng ra hơn cả Thượng Đế - có đủ mọi thứ quyền trên cõi đời này, kể cả quyền sinh quyền sát. Bởi vậy cuộc tàn sát đầu Xuân Mậu Thân vẫn còn là một vấn đề mà các thế hệ nói tiếp cần phải phân tích để thanh toán.

Khoảng cách bốn mươi năm đã mang lại nhiều thay đổi từ tư tưởng đến thực tế đất nước, góp phẩn làm hiển lộ sự thật. Nếu vào thời điểm năm 1968, những người Cộng sản có được sự thản nhiên lạnh lùng để hạ sát một cách man rợ hàng ngàn đồng bào là tại vì lương tâm con người trong họ đã bị tham vọng quyền lực, quyền lợi che lấp. Phải bằng mọi giá loại trừ bất cứ trở ngại nào trên buớc đường họ cướp quyền để cầm quyền. Nhưng sau hơn 30 năm chiếm được trọn quyền trong cả nước, những người cộng sản qua suy nghiệm bản thân chắc đã không thể không nhận rõ được thực chất vô đạo, dối trá, man rợ, lạc hậu của ý thức hệ của mình. Họ biết rằng không thể mượn những ánh hào quang giả trá của chủ nghĩa để biện minh cho hành động giết người của họ. Nên họ đã ra sức che dấu tội phạm bằng những luận điệu, hình thức lố bịch tự ca ngợi chiến thắng, tạo nên những căng thẳng tâm lý, khơi sâu thêm hận thù trong xã hội. Nhưng họ che dấu bằng thái độ phi luân lý, bất cần tốt xấu, sai đúng, khinh miệt mạng sống con người. Mặc dầu trước công luận thái độ này có chỗ dựa là chính quyền nhưng nó không thể làm nền tảng đạo lý cho môt nước Việt Nam dân chủ lương thiện được. Hồ sơ cuộc giết người hàng loạt Tết Mậu Thân vì vậy chưa thể xếp lại mà còn phải đưa ra trước công lý..

Đường thẳng và những ngõ ngách để đi tìm công lý

Chữ công lý có hai nghĩa. Hiểu một cách thông thường thì công lý là công bằng, hợp với lẽ phải, trái phải, công tội phân minh v.v... Công lý cho người dân cảm giác công chính, thỏa đáng, chính đáng. Nhưng điều này không phải tự nhiên đã có sẵn trong xã hội, cần phải thực hiện mới có và công lý chỉ thực hiện thông qua nhà cầm quyền. Chính quyền phải có những định chế để đáp ứng nhu cầu công lý của dân. Do đó, chữ công lý còn có nhiều nghĩa chuyên môn mang tính chất triết học, pháp lý. Công lý về mặt chuyên môn, và hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là một phạm trù luân lý-chính trị-luật học, biểu hiện một trạng thái quan hệ trong đó con người được đối xử công bình, nghĩa là bình đẳng với nhau trước pháp luật, trong sự tương kính, phù hợp với hệ thống giá trị được coi như tiêu chuẩn của cuộc sống chung. Công lý vì thế là đạo đức hàng đầu của chính quyền, là lẽ chính thống của một một chế độ, là diện mạo của văn minh.

Cho đến cuối thế kỷ XX, trên đại thể, công lý là giá trị quốc gia. Nước nào có công lý của nước ấy, tuy rằng cũng phải qui chiếu vào cái hình bóng giá trị được gọi là công lý chung của nhân loại. Nhưng từ thập niên 1990 công lý chung này bắt đầu quá trình đột xuất dưới hình thức bào thai. Và đến năm 1998 thì nó chính thức ra đời ở thành phố Rome của nước Ý, dưới danh xưng Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, có thể nói một tòa án hình sự đầu tiên của cả loài người . Như vậy là từ nay sẽ có hai nền công lý, đó là công lý quốc nội và công lý quốc tế. Đúng hơn, nên nói hai cách thực hiện công lý với những khác biệt từ hình thức đến nội dung. Việc nhận diện cho rõ những khác biệt này không đơn giản vì nó đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Nhưng điều mà mọi người nên tránh là đừng đồng hóa một cách máy móc hai thứ công lý này.

Câu hỏi thực tế được đặt ra là trong khuôn khổ hai nền công lý ấy, phải làm sao để xét xử vụ giết người hàng loạt Tết Mậu Thân?

Có hai con đường thẳng và một số ngõ ngách để đưa vụ tàn sát Tết Mậu Thân ra trước công lý. Hãy bàn về những con đường thẳng để chọn hoặc con đường quốc tế hoặc con đường quốc nội. Về mặt công lý quốc tế thì vụ tàn sát này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (TAHSQT). Thật vậy, những hành vi bắt người giết người và ý chí phạm tội của những thủ phạm cộng sản rõ ràng là những yếu tố cấu thành các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử (thuật ngữ luật học gọi là "thẩm quyền đối vật", compétence ratione materiae) của cơ quan tài phán này, chiếu điều 6, 7 và 8 của Quy chế Rome 1998 thiết lập TAHSQT. Với những đặc tính này, vụ tàn sát Tết Mậu Thân là những tội phạm quốc tế đích danh như diệt chủng, chống nhân loại và tội phạm chiến tranh. Nhưng điều trớ trêu là các tụng nhân Việt Nam lại không có tố quyền để khiếu kiện trước TAHSQT. Vì chiếu điều 11 của Qui chế kể trên, TAHSQT chi thụ lý để xử những viêc xảy ra sau khi Qui chế này bắt đầu có hiệu lực, nghĩa là năm 2001. Hơn nữa trong mọi trường hợp, TAHSQT cũng không có hiệu lực đối với nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa vì nước này không ký tên vào Quy chế Rome 1998 nên không bị ràng buộc vào quy chế Rome. Như vậy, con đường thẳng quốc tế đã bị tắc nghẽn, các tụng nhân Việt Nam chỉ còn trông vào ba ngõ ngách là các nước Tây Ban Nha, Bỉ và Hoa Kỳ là ba nước tự cho mình có thẩm quyền trên tòan cầu xét xử một số tội hình sự bất cứ ai phạm ở nước ngoài (**). Với điều kiện là thủ phạm phải có mặt trên ba nước này và nếu không có mặt thì sẽ được dẫn độ. Rốt cuộc cũng vẫn là những bước phiêu lưu mà kếât quả cũng không hơn gì trường hợp không có tố quyền. Vì thủ phạm không dại gì tự mang thân vào vòng tù tội và yêu cầu dẫn độ cũng chẳng bao giờ được chấp thuận (**).

Còn đường thẳng công lý quốc nội thi sao? Theo lẽ, những tụng nhân Việt Nam có thể vô đơn nhờ tòa án quôc nội xét xử vụ tàn sát Tết Mậu Thân. Như tòa án ở Phnom Penh đang xử những người Khơ Me Đỏ về tội diệt chủng. Nhưng người dân Việt Nam cũng sẽ đành phải bó tay thôi. Đương nhiên phải vậy bởì lẽ Đảng cộng sản, Đảng đã gây ra tội ác diệt chủng Tết Mậu Thân, vẫn còn đang cầm quyền khác với trường hợp Khơ Me Đỏ đã mất quyền. Thân nhân các nạn nhân vụ tàn sát Tết Mậu Thân chắc chắn là không hy vọng gì thấy được tòa án của chế độ hiện hữu chấp đơn khiếu kiện để tự mình xét xử mình và trừng phạt mình. Vậy chỉ còn ngõ ngách là tụ họp để khiếu kiện ngoài đường phố, đòi hỏi nhà cầm quyền mở cuộc điều tra để truy cứu các thủ phạm trong cuộc diêt chủng Tết Mậu Thân, trừ phi chính quyền tại chức bị mất chức và chính quyền thay thế sẽ không theo đưổi chính sách cai trị diệt chủng cũ.

Nói tóm lại, trước mắt, đặt vấn đề tìm công lý cho những nạn nhân vụ giết người hàng loạt Tết Mậu Thân là đặt vấn đề thay đổi ở tận gốc những điều kiện thực hiện công lý để cho nưóc Việt Nam có thể thực sự hội nhập với nhân loại văn minh. Để tạo ra một không gian pháp lý mới trong đó pháp luật sẽ thay thế cho bạo lực thay vì chỉ giữ vai trò công cụ cho bạo lực.

ĐỘC TÀI CỘNG SẢN, ĐỘC TÀI PHÁT XÍT, MẶT TRÁI

MẶT PHẢI CỦA CÙNG MỘT ĐỒNG TIỀN

Lịch sử nhân loại có nhiều trang đáng khích lệ, như sự tiến bộ của khoa học, nhân quyền càng ngày càng được tôn trọng, mô hình tổ chức xã hội tự do, dân chủ càng ngày càng chiến thắng ở nhiều nơi trên thế giới ; nhưng cũng có những trang sử đau thương, nhất là vào thế kỷ 20 : đó là 2 cuộc thế chiến ; 2 chế độ độc tài, độc tài cộng sản và độc tài phát xít, mặt trái, mặt phải của một đồng tiền đã giết 6 triệu dân Do Thái với độc tài phát xít Hitler ; giết 100 triệu dân với độc tài cộng sản. Ở điểm này tôi xin nói thêm là độc tài phát xít chỉ giết dân Do Thái chứ không giết dân tộc mình như độc tài cộng sản.

Tại sao 2 chế độ độc tài này lại là mặt trái mặt phải của cùng một đồng tiền, như nhiều người đã nói ?

I ) Cuộc cướp chính quyền của Lénine do sự hỗ trợ của đế quốc Đức

Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi được hỏi về cộng sản, đã trả lời : « Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, loài trùng độc sinh xôi nẩy nở trong rác rưởi của cuộc đời ; «

Thật vậy, cộng sản là loại trùng độc sinh xôi nẩy nở trong rác rưởi cuộc đời, như chính một người đồng thời với K. Marx và đã từng bút chiến với Marx, ông J. Proudhon, khi ông này viết quyển Triết lý của sự nghèo khổ ( La Philosophie de la Misère), Marx viết trả lời lại Sự nghèo nàn của triết học ( Misère de la Philosophie). Người ta không thể nói Proudhon không hiểu lý thuyết của Marx, mà ngược lại, và ông đã không ngần ngại cho rằng lý thuyết của Marx nếu được áp dụng thì trở thành con sán lãi ( le ténïa ) của xã hội. Ở điểm này chúng ta không cần xét xâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn tất cả những chế độ cộng sản, không những có một chính quyền bề ngoài, mà bên trong còn có một chính quyền khác, còn mạnh hơn , đó là đảng cộng sản, ăn lương và có quyền hành nhiều hơn. Và lương là do đánh thuế từ dân, do mồ hôi nước mắt của dân mà ra. Đảng cộng sản quả là một con sán lãi, hút hết máu mủ của dân. Đây là một trong những lý do làm cho xã hội cộng sản trở nên bệnh hoạn, không phát triển hay phát triển thua những nước tự do.

Cộng sản cũng còn là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh. Sự cướp chính quyền của Lénine là lợi dụng cuối Thế Chiến thứ Nhất ( 1914-1918) ; của Mao trạch Đông và Hồ chí Minh là cuối Đệ Nhị Thế Chiến ( 1939-1945).

Thế Chiến Thứ Nhất đại để gồm 2 phe : 1) Phe đế quốc Đức, đế quốc Áo Hung, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ ; phe bên kia gồm đế quốc Pháp, đế quốc Anh và đế quốc Nga vào thời Nga hoàng Nicolas I I. Gần cuối cuộc chiến, đế quốc Đức thấy không thể nào đương đầu một lúc với 2 mặt trận : mặt trận đông bắc với Nga và mặt trận tây nam với Pháp, muốn dồn lực lượng vào mặt trận chính tây nam.Nước Nga lúc đó đang bị cai trị dưới chế độ quân chủ phong kiến Nicolas I I, đang tham chiến. Lợi dụng tình thế, Lénine lúc đó đang ở Thuỵ sĩ, tung ra khẩu hiệu : « Hòa bình bằng bất cứ giá nào. Chia đất cho dân và nhượng đất để có quyền. » Chính vì vậy mà Bộ Tham Mưu Quân sự đế quốc Đức đã tìm cách đưa Lénine về Nga và giúp đỡ cướp chính quyền. Cuộc đảo chính của Trotski đã thành công, chính quyền của đảng Thợ thuyền dân chủ xã hội Nga Kérenski đã bỏ trốn vì lúc này Nga hoàng Nicolas I I đã thóai vị. Vừa mới có chính quyền, Lénine tuyên bố ngừng chiến với Đức, cử Trotski, đặc trách về ngoại giao đi thương thuyết với Đức theo lệnh của Lénine : « Ký tất cả, ngay dù phải nhượng đất để giữ quyền. » Nga đã nhượng cho Đức 1/3 lãnh thổ, gồm những vùng như Ukhraine, Ba Lan ( vì lúc đó Balan thuộc Nga), Estonie, Lituanie v.v.. ; 1/3 vùng có kỹ nghệ và 1/3 vùng có sản xuất nông nghiệp. Nhiều người cho rằng khi đưa Lénine về cướp chính quyền, Bộ Tham Mưu Quân sự Đức đã bắn một mũi tên nhằm 2 con chim. Thực ra là 3 : 1) Không còn bận bịu về mặt trận phía đông bắc ; 2) Được nhượng đất đai ; 3) Nhưng nhiều người quên con chim thứ 3 : đó là làm yếu Đệ Nhị Quốc tế Cộng sản, tổ chức hoạt động rất mạnh ở Đức và các nước Âu châu, đe dọa những chính quyền quân chủ phong kiến lúc bấy giờ, đặc biệt là đế quốc Đức và đế quốc Áo hung, 2 đế quốc đang tham chiến, vì Đức biết rất rõ sự chia rẽ nội bộ của Đệ Nhị Quốc tế, gồm 2 phe : 1) Phe cực đoan, chủ trương bạo động cách mạng, tổ chức một đảng độc tài để chờ thời cơ cướp chính quyền. Đó là phe Lénine ; 2) Phe ôn hòa, Kautski, mà Lénine chỉ trích nặng nề, cho là ấu trĩ trong quyển sách Chủ nghĩa Tả khuynh, bệnh ấu trĩ của chủ nghĩa Cộng sản ( Le gauchisme, la maladie infentiliste du Communisme) ; ngày hôm nay người ta thấy khuynh hướng Kautski có lý và đúng hơn Lénine ; vì ông không chủ trương bạo động lịch sử, cho rằng cách mạng của Lénine là đẻ non, sẽ đi đến hoài thai, vì đi trái với nguyên tắc của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do, dân chủ. Chính bà Rosa Luxembourg, bạn của Lénine, cùng hoạt động trong đệ Nhị, nhưng theo Kautski, trước khi chết, theo dõi những hành động của Lénine từ lúc cướp đuợc chính quyền, đã viết cho ông trong nhật ký của bà vào năm 1919 : « Cái đảng và nhà nước độc tài mà Anh gây dựng lên không những nó không phục vụ cho nông dân, thợ thuyền, như Anh nói ; mà nó còn chẳng phục vụ một ai ; vì nó đi ngược lại những nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa là tôn trọng tự do và dân chủ. »

Quyết định đưa Lénine về cướp chính quyền của đế quốc Đức là một quyết định thâm độc, cao kiến nhằm cứu chế độ phong kiến. Tuy nhiên những chế độ phong kiến như đế quốc Áo Hung, đế quốc Đức, đế quốc Thổ nhĩ kỳ, vì đi ngược lại tiến trình của văn minh nhân loại là đi tới chế độ dân chủ, cộng hòa, nên những đế quốc đó cũng bị sụp đổ. Chế độ độc tài cộng sản cũng như chế độ độc tài phát xít, theo như nhiều người, chỉ là đống tro tàn của chủ nghĩa phong kiến. Đống tro tàn này , trước khi tắt luôn, thì bùng lên ở bên phải, đó là chế độ phát xít ; bùng lên ở bên trái, đó là chế độ cộng sản. Nếu chúng ta nghiên cứu bản chất của 2 chế độ này thì quả thật chúng ta thấy đúng. Tính chất độc tài, tôn thờ cá nhân, coi lãnh đạo như « Con Trời « , tính cha truyền con nối, như sự kiện cha truyền con nối ở bên Bắc Hàn, anh truyền em nối ở Cu Ba, cũng như ở Việt Nam, nếu chúng ta quan sát những người trong Trung Ương đảng và Bộ Chính trị, thì đều là con những ông lớn cộng sản trước đây. Bởi lẽ, những chế độ độc tài phát xít quân phiệt hữu như Miến Điện ; những chế độ độc tài tả như chế độ cộng sản Bắc Hàn, Việt Nam, Cu Ba, Trung cộng ; những chế độ này sớm muộn sẽ sụp đổ cùng đống tro tàn phong kiến.

Hồ chí Minh, được Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản, cũng lợi dụng hoang tàn của Đệ Nhị thế Chiến, được gửi về cướp chính quyền ở Việt nam. (1)

Mao trạch Đông thì thẳng thắn tuyên bố, khi tiếp tướng Mountbatten, Tổng Tư lệnh quân đội Đồng Minh ở Đông Nam Á vào thế chiến thứ Hai : « Chúng tôi có được quyền là nhờ Đại Chiến thứ Hai và nhờ Chiến tranh Trung-Nhật. »

Những chế độ cộng sản ở Đông Âu là dựng lên dưới gót giầy xâm chiếm của Hồng quân Liên sô hồi cuối Thế Chiến thứ Hai.

Những chế độ cộng sản quả là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh, như Đức Dạt Lai Lạt Ma nói.

I I ) Sự ra đời của 2 anh em sinh đôi độc tài phát xít Mussolini và độc tài cộng sản Gramsci

Chủ nghĩa độc tài cộng sản và độc tài phát xít Ý cũng là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của Đệ Nhất Thế Chiến. Thực vậy, trước Thế Chiến, nước Ý do đảng Xã hội nắm quyền, mà Gramsci, phe cực tả, Đặc trách về Tổ chức hạ tầng ; Mussolini, phe cực hữu, Đặc trách về Tuyên truyền, nắm tờ báo của Đảng. Khi Thế Chiến bùng nổ, nước Ý cứ chần chờ không tham chiến, phe Anh Pháp đã dùng mọi lời hứa để dụ. Chính vì vậy mà Anh Pháp Ý đã ký một Hiệp ước mật ngày 26/4/1915, ở Luân Đôn, từ đó Ý tham chiến bên cạnh Anh, Pháp. Nhưng sau thế chiến, Anh Pháp đã nuốt lời hứa, ở Hội Nghị Versailles 1919, Anh Pháp 2 nước thắng trận không coi Ý ra gì cả. Dân Ý phẩn uất. Đảng Xã hội Ý bị chia làn 3 phe : cực tả của Gramsci, tách ra, bỏ Đệ Nhị, theo Đệ Tam, thành lập ra Đảng Cộng sản ; phe cực hữu của Mussolini, cũng tách ra, thành lập Đảng Phát xít Ý. Phe còn lại là đảng Xã Hội cho tới ngày hôm nay.

I I I ) Sự ra đời của độc tài phát xít Hitler với sự hỗ trợ của của chế độ cộng sản Staline.

Người ta có thể nói sự ra đời của chủ nghĩa phát xít Hitler một phần lớn là do hậu quả của Đệ Nhất Thế Chiến. Nước Đức bị thua trận, bị gánh quá nặng chi phí bồi thường chiến tranh do 2 cường quốc thắng trận Pháp và Anh, nhất là Pháp, làm cho kinh tế Đức kiệt quệ, tiếp theo đó lại là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1930, làm cho dân Đức bất mãn, tinh thần bài ngoại, nhất là bài Do Thái nổi lên. Lợi dụng tình thế, Hitler chủ trương đường lối chính trị quốc gia cực đoan, bài ngoại, nhất là bài Do Thái, khiến ông đã nắm được ưu thế trong đảng Đức Quốc Xã. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1930 đã làm cho cả triệu công nhân thất nghiệp, cả triệu tiểu thương, nông dân sạt nghiệp, đẩy họ đi theo những đảng cực đoan tả cũng như hữu, như đảng cực đoan hữu Hitler và cực đoan tả cộng sản. Trong cuộc bầu cử quốc hội Đức 1930, đảng Hitler chiếm được 107 ghế trong quốc hội. Ngày hôm nay qua những tài liệu lịch sử, người đã rõ chính trong thành phố Berlin, Staline đã ra lệnh bỏ phiếu cho đảng Quốc xã.

IV ) Sự giống nhau của 2 chế độ độc tài cộng sản và phát xít.

Bất cứ một chế độ độc tài nào từ cổ chí kim đều dựa trên hai cột trụ chính : 1) Bộ máy thông tin, tuyên truyền bôi bác và dấu diếm sự thật, dùng những lời hứa, những viễn ảnh không tưởng để lừa dối dân ; 2) Bộ máy khủng bố, đàn áp và dọa nạt. Nhưng với độc tài cộng sản và độc tài phát xít, thì kỹ thuật tuyên truyền và khủng bố đã trở nên tinh vi, khoa học vì rút tỉa được những kinh nghiệm cũ và đã biết xử dụng khoa học hiện đại để phục vụ cho ý đồ độc tài ; như theo nhà văn Georges Orwells, trong quyển truyện « 1984 », thì kẻ độc tài đã biết dùng trực thăng nhìn qua cửa sổ của dân để biết đời tư của họ.

Về thông tin tuyên truyền thì độc tài cộng sản bắt chước độc tài phát xít Hitler . Theo Goebel, Bộ trưởng tuyên truyền của Hitler : « Một lời nói, dù không phải là sự thật ; nhưng chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần : những lần đầu, thì dân còn nghi ngờ ; nhưng sau đó cả chục, cả trăm lần, thì dân hoàn toàn tin là sự thật. » Ngày hôm nay, cộng sản Việt Nam, với 700 tờ báo, với 200 đài phát thanh cùng những cái loa đặt ở mọi phố xá, góc đường, chỉ nhai nhải nhắc lại chỉ thị của đảng, cái gì đảng cho phép ; đó là bắt chước Goebel.

Về khủng bố cũng vậy, ngoài cái súng cái còng, độc tài phát xít và độc tài cộng sản còn dùng khủng bố tinh thần, tâm lý ; dùng thiểu số, một đám gian manh, du côn để dọa nạt đám đông yên phận, sợ hãi ; sau đó ngược lại, dùng đám đông như biểu tính rầm rộ, cờ xí, súng ống rợp trời để dọa nạt thiểu số. Ở điểm này, độc tài cộng sản và độc tài phát xít giống nhau.

Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật ; « sự thật nặng hơn quả địa cầu « , như câu châm ngôn Nga đã nói. Việt Nam chúng ta có câu : « Sự thật như cái kim, cái dùi ; dù nhỏ chăng nữa ; nhưng chúng ta cứ dấu nó trong túi, thì lâu ngày nó cũng lòi ra ; nếu không lòi ra, thì nó sẽ đâm vào người muốn dấu nó. » Chẳng hạn như cộng sản muốn dấu diếm sự kiện dâng đất, nhượng biển cho Trung Cộng ; nhưng ngày nay dân Việt đã nhìn ra. Câu chuyện anh hùng Lê văn Tám, tẩm săng vào người, bật quẹt tự đốt, rồi chạy vào phá hủy cây săng của địch, đã lật mặt kẻ phịa đặt ra câu chuyện vô lý này, vì khi tự đốt, thì làm sao có thể chạy cả trăm mét để tới cậy săng của địch ; người đặt ra sự dối trá này không ai hơn là Trần huy Liệu, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ tuyên truyền, Chủ nhiệm Ủy ban Nghiên cứu khoa học xã hội và lịch sử cộng sản Việt Nam, cảm thấy lương tâm cắn rứt, « cái kim sự thật » nó đâm vào chính ông ta về cuối đời, trước khi chết, ông ta đã tiết lộ cho người thân là « Anh hùng Lê văn Tám » là không có thật.

Về sự sợ hãi do khủng bố gây ra, thì dân dần dần hết sợ (1). Chính vì ý thức rất rõ sự khủng bố, gây ra sự sợ hãi là một trong những cột trụ chính của độc tài cộng sản, nên Đức giáo hoàng Jean Paul I I, khi thăm viếng Ba Lan năm 1978, Ngài đã kêu gọi dân Ba Lan : « Đừng sợ hãi ! Hãy hy vọng « Và Ngài không ngần ngại tuyên bố : « Nếu Hồng quân Liên Sô xâm chiếm Ba Lan, thì tôi sẽ từ bỏ chức Giáo hoàng, về làm kháng chiến, tranh đấu cùng dân Ba Lan . »

Lời tuyên bố của Đức giáo hoàng và câu châm ngôn Nga, vừa kể, đã là 2 trong những nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của độc tài cộng sản Liên Sô và Đông Âu.

Dân Việt hãy noi gương dân tộc Ba Lan, Liên sô, can đảm đứng lên đấu tranh, can đảm nói lên sự thật. Một khi sự thật được phơi bày ; một khi sự sợ hãi đổi chiều, thì bất cứ một chế độ độc tài nào cũng sụp đổ.

Paris ngày 06/03/2008

Chu chi Nam

Không có nhận xét nào: